Câu 211: Có 4 phân tử ADN tự nhân đôi một số lần bằng nhau đã tổng hợp được 120 mạch nuclêôtit mới lấy nguyên liệu hoàn toàn từ môi trường nội bào. Số lần tự nhân đôi của mỗi phân tử ADN trên là: A. 6 B. 3 C. 4 D. 5 Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 212: Đặc điểm nào sau đây có ở ADN ngoài nhân mà không có ở ADN trong nhân? A. Không bị đột biến. B. Có số lượng lớn trong tế bào. C. Hoạt động độc lập với NST. D. Được chứa trong NST. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 213: Cho các thông tin về quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực: 1. Cả 2 mạch của ADN đều có thể làm khuôn cho quá trình phiên mã. 2. Quá trình phiên mã chỉ xảy ra trong nhân tế bào. 3. Quá trình phiên mã luôn diễn ra đồng thời với quá trình dịch mã. 4. Phiên mã diễn ra trên toàn bộ phân tử ADN. 5. Có các đoạn mã hóa axit amin (exon) mới được phiên mã. Số thông tin không đúng là: A. 4 B. 5 C. 2 D. 3 Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 214: Ở sinh vật nhân sơ, Opêron là: A. Nhóm gen cấu trúc có liên quan về chức năng phân bố thành từng cụm trên phân tử ADN, có chung một cơ chế điều hoà. B. Nhóm các gen chỉ huy cùng chi phối các hoạt động của một gen cấu trúc. C. Nhóm các gen cấu trúc có chức năng khác nhau phân bố thành từng cụm có chung một cơ chế điều hoà. D. Nhóm gen cấu trúc phân bố liền nhau tập trung thành từng cụm. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 215: Trên mARN axit amin Asparagin được mã hóa bởi bộ ba GAU, tARN mang axit amin này có bộ ba đổi mã là: A. 3’XUA5’ B. 3’XTA5’ C. 5’XUA3’ D. 5’XTA5’ Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 216: Điểm giống nhau giữa cơ chế tái bản ADN và cơ chế phiên mã là: 1- Đều cần năng lượng và enzym polimeraza, đều sử dụng ADN trong nhân làm khuôn mẫu 2- Đều sử dụng nguyên liệu từ môi trường nội bào và theo nguyên tắc bổ sung 3- Đều có sự phá hủy các liên kết hidro và liên kết hóa trị của gen 4- Các enzym đều tác động trên mạch khuôn theo chiều 3’→5’ và mạch mới được tổng hợp theo chiều ngược lại Phương án đúng là: A. 1,2,4 B. 1,2,3,4 C. 1,3,4 D. 1,2,3 Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 217: Những virut nào dưới đây có vật chất di truyền ARN: A. Virut adeno và virut gây bệnh hại ở cây. B. Thể thực khuẩn và HIV. C. HIV và virut cúm. D. Virut cúm và thể thực khuẩn. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 218: Một phân tử ADN của vi khuẩn có tổng số 106 chu kỳ xoắn và số lại nu A chiếm 20% tổng số nu của ADN. Phân tử ADN này nhân đôi liên tiếp 3 lần và mỗi đoạn Okazaki có độ dài trung bình 1000 nu. Cho các nhận định sau đây: 1- Phân tử ADN có 2.107 nucleotit 2- Số nu loại A là 6.106 nucleotit 3- Số nu loại G môi trường cung cấp là 42 × 106 nucleotit 4- Tổng số liên kết hidro bị đứt là 364 × 106liên kết 5- Số phân tử ADN được cấu tạo hoàn toàn từ nguyên liệu của môi trường nội bào là 6 phân tử 6- Số đoạn mồi cần sử dụng trong cả quá trình là 10007 đoạn Số các nhận định đúng là: A. 2 B. 4 C. 3 D. 5 Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 219: Ở sinh vật nhân thực, nguyên tắc bổ sung giữa G-X, A-U ngược lại được thể hiện trong cấu trúc phân tử và quá trình nào sau đây? 1. Phân tử ADN mạch kép 2. Phân tử tARN 3. Phân tử protein 4. Quá trình dịch mã 5. mARN 6. rARN A. 1,2,6 B. 2,4,6 C. 1,2,4 D. 1,3,5 Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 220: Những trường hợp nào là điều hòa sau phiên mã? 1- Lặp lại số lượng bản sao của gen lên nhiều lần 2- Chế biến ARN 3- Kiểm soát tuổi thọ của mARN trong tế bào 4- Sự xuất hiện của yếu tố dịch mã 5- Sự phân phối protein đến các nơi các tế bào cần thiết A. 1,2 B. 2,3 C. 3,4 D. 4,5 Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án