Câu 281: Gen cấu trúc ở sinh vật nhân thực có số liên kết phôtpho đieste giữa các nuclêôtit là 2998, hiệu số giữa A với một nuclêôtit khác là 10%. Trong đó các đoạn intron số nuclêôtit loại A = 300; G = 200. Trong các đoạn mã hóa axit amin của gen có số lượng từng loại nuclêôtit là: A. A = T = 300; G = X = 700. B. A = T = 600; G = X = 400. C. A = T = 300; G = X = 200. D. A = T = 150; G = X = 100. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 282: Điểm khác nhau cơ bản nhất giữa gen cấu trúc và gen điều hòa là: A. Về cấu trúc gen. B. Về khả năng phiên mã của gen. C. Chức năng của protein do gen tổng hợp. D. Về vị trí phân bố của gen. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 283: Khi so sánh điểm khác nhau giữa cấu trúc ADN (theo Oát-xơn và Cric) với cấu trúc ARN, người ta đưa ra một số nhận xét sau đây: 1. ADN có cấu tạo 2 mạch còn ARN có cấu trúc 1 mạch. 2. ADN có cấu tạo theo nguyên tắc bổ sung còn ARN thì không. 3. Đơn phân của ADN có đường và thành phần bazơ nitơ khác với đơn phân của ARN. 4. ADN có khối lượng và kích thước lớn hơn ARN. Số phát biểu đúng là: A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 284: Phân tử mARN có tỉ lệ loại nuclêôtit như sau A:G:X = 3:1:4. Tính theo lí thuyết tỉ lệ bộ ba có chứa 2 nuclêôtit loại A là: A. 26,37%. B. 27,36%. C. 8,79%. D. 7,98%. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 285: Quá trình tự nhân đôi của ADN ở sinh vật nhân sơ có các đặc điểm: 1. Diễn ra nguyên tắc bổ sung, nguyên tắc bán bảo toàn. 2. Cả 2 mạch đơn đều làm khuôn để tổng hợp mạch mới. 3. Mạch đơn mới được tổng hợp theo chiều 3 → 5. 4. Khi phân tử ADN tự nhân đôi cả 2 mạch mới đều phát triển dần với sự hoạt động của các chạc chữ Y trên các đơn vị tái bản. 5. Qua một số lần nhân đôi tạo ra 2 phân tử ADN con có cấu trúc giống nhau và giống với ADN mẹ. Số phát biểu sai là: A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 286: Các bộ ba trên ADN khác nhau bởi: 1. Số lượng nuclêôtit. 2. Thành phần nuclêôtit. 3. Trình tự các nuclêôtit. 4. Số lượng liên kết Photphodieste. Câu trả lời đúng là: A. 2 và 3. B. 1 và 3. C. 1 và 4. D. 3 và 4. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 287: Đặc điểm nào sau đây không phải của mã di truyền? A. Mã di truyền thống nhất ở hầu hết các loài sinh vật. B. Mã di truyền mang tính bán bảo toàn, trong quá trình đọc mã chúng giữ lại một nửa. C. Mã di truyền được đọc một cách liên tục từng cụm bộ ba một mà không chồng gối lên nhau. D. Mỗi bộ ba trong mã di truyền chỉ mã hóa cho một axit amin nhất định. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 288: Khi nói về quá trình dịch mã, người ta đưa ra một số nhận xét sau đây: 1. Trong quá trình dịch mã, mARN thường gắn với từng ribôxôm riêng rẽ. 2. Dịch mã diễn ra chủ yếu ở trong tế bào chất trên mạng lưới nội chất trơn nơi không có các ribôxôm gắn vào. 3. mARN thường gắn với một nhóm riboxom tạo thành pôliribôxôm giúp tăng hiệu suất tổng hợp prôtêin. 4. Khi ribôxôm tiếp xúc với mã mở đầu trên mARN thì quá trình dịch mã sẽ hoàn tất. Số phát biểu đúng là: A. 3. B. 2. C. 1. D. 4. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 289: Đặc điểm di truyền của các đoạn intrôn là gì? A. Đoạn gen chứa trình tự nucleotit đặc biệt giúp mARN nhận biết được mạch gốc của gen để tiến hành phiên mã. B. Những trình tự nucleotit có khả năng phiên mã nhưng không có khả năng dịch mã. C. Đoạn trình tự nucleotit mang thông tin di truyền có trên mạch mã gốc của gen. D. Các đoạn gen mã hóa các axit amin không có khả năng phiên mã nhưng được dùng để dịch mã. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 290: Trong 64 bộ ba mã di truyền có 3 bộ ba không mã hóa cho axit amin nào. Các bộ ba đó là: A. AUG, UGA, UAG. B. AUG, UAA, UGA. C. AUU, UAA, UAG. D. UAG, UAA, UGA. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án