Câu 311: Một gen ở vi khuẩn có tổng số 2128 liên kết hiđrô. Trên mạch 1 của gen có số nuclêôtit loại A bằng số nuclêôtit loại T; số nuclêôtit loại G gấp 2 lần số nuclêôtit loại A; số nuclêôtit loại X gấp 3 lần số nuclêôtit loại T. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng? (1) Khi gen tự nhân đôi 3 lần, môi trường cung cần cung cấp số nuclêôtit loại A là 1586. (2) Chiều dài gen nói trên là 2665,6 A0. (3) Số Nu loại G trong gen là: 560. (4) Khối lượng của gen nói trên là: 475800 đvc. (5) Phân tử mARN được tổng hợp từ gen trên có số Nu là 784. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 312: Nhận định nào sau đây là không đúng? A. Trong cơ chế điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ, gen điều hòa có vai trò tổng hợp protein ức chế. B. Theo thứ tự một Operon Lac bao gồm gen điều hòa vùng khởi động vùng vận hành nhóm gen cấu trúc. C. Trong số các loại đột biến điểm thì phần lớn đột biến thay thế 1 cặp Nu là ít gây hại nhất. D. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 313: Một phân tử mARN của sinh vật nhân sơ có chiều dài 0,51µm, với tỉ lệ các loại nuclêôtit ađênin, guanin, xitôzin lần lượt là 10%, 20%, 20%. Người ta sử dụng phân tử mARN này làm khuôn để tổng hợp nhân tạo một phân tử ADN có chiều dài tương đương. Tính theo lí thuyết, số lượng nuclêôtit mỗi loại cần phải cung cấp cho quá trình tổng hợp trên là: A. G = X = 450; A = T = 300. B. G = X = 300; A = T = 450. C. G = X = 900; A = T = 600. D. G = X = 600; A = T = 900. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 314: Liên kết giữa các đơn phân trong phân tử Protein là: A. Hóa trị. B. Peptit. C. Hidro. D. Ion. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 315: Bazonitơ dạng hiểm (G*) thường gây đột biến gen dạng thay thế cặp G - X bằng cặp A - T. Đột biến gen được phát sinh qua cơ chế nhân đôi ADN. Để xuất hiện dạng đột biến trên, gen phải trải qua ít nhất mấy lần nhân đôi? A. 1 lần. B. 2 lần. C. 3 lần. D. 4 lần. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 316: Ở sinh vật nhân thực, nguyên tắc bổ sung giữa G với X và giữa A với U hoặc ngược lại, được thể hiện trong cấu trúc phân tử và quá trình nào sau đây? (1) Phân tử AND mạch kép. (2) Phân tử tARN. (3) Phân tử Protein. (4) Quá trình dịch mã. A. (1) và (3). B. (2) và (4). C. (3) và (4). D. (1) và (2). Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 317: Nhận định nào không đúng khi nói về sự phiên mã ở sinh vật nhân sơ? A. Sau phiên mã, phân tử mARN trưởng thành đã được cắt bỏ các đoạn intron. B. Sau phiên mã, phân tử mARN được đưa ra tế bào chất, trực tiếp làm khuôn để tổng hợp protein. C. Khi enzim ARN polimeraza di chuyển tới cuối gen, gặp tín hiệu kết thúc thì dừng phiên mã. D. Sự phiên mã sử dụng nguyên tắc bổ sung. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 318: Ở sinh vật nhân sơ tại sao nhiều đột biến gen thay thế một cặp nucleotit thường là đột biến trung tính? A. Do tính chất phổ biến của mã di truyền. B. Do tính đặc hiệu của mã di truyền. C. Do tính thoái hóa của mã di truyền nên tuy có thay đổi bộ mã ba nhưng vẫn cùng mã hóa cho một loại axitamin. D. Do tính thoái hóa của mã di truyền, đột biến không làm biến đổi bộ ba này thành bộ ba khác. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 319: Các thành phần tham gia trực tiếp vào quá trình tổng hợp chuỗi pôlipeptit: 1. ADN 2. mARN 3. tARN 4. Ribôxôm 5. axitamin 6. chất photphat cao năng (ATP). Phương án đúng là: A. 2-3-4-5. B. 1-3-4-5-6. C. 1-2-3-4-5. D. 2-3-4-5-6. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 320: Đơn phân cấu tạo nên ADN là: A. Nucleotit. B. Ribonucleotit. C. Axit amin. D. Nucleoxom. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án