Câu 381: Một gen có 240 chu kì xoắn, tổng số nuclêôtit loại T với nuclêôtit loại khác chiếm 40% tổng số nuclêôtit của gen. Mạch 1 của gen có A chiếm 20%; X chiếm 25% tổng số nuclêôtit của mạch, số nuclêôtit trên mạch 2 của gen là: A. 480A; 840G; 600X; 480T. B. 480G; 840T; 600X; 480A. C. 480A; 840X; 600G; 480T. D. 480X; 840G; 600A: 480T. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 382: Trong tế bào có bao nhiêu loại phân tử tARN mang bộ ba đối mã khác nhau? A. 64. B. 61. C. 60. D. 4. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 383: Trong một tế bào vi khuẩn, một đột biến ở gen mã hóa aminoacyl-tARN synthetase dẫn đến việc tARN vận chuyển Xêrin được gắn nhầm với Alanin. Hậu quả của đột biến này trong tổng hợp protein là gì? A. tARN gắn nhầm này không hoạt động trong quá trình tổng hợp protein. B. Trong quá trình tổng hợp protein, tARN không có khả năng vận chuyển Alanin cũng như Xêrin. C. Protein được tổng hợp ra mang Xêrin ở các vị trí vốn bình thường là vị trí của Alanin. D. Protein được tổng hợp ra mang Alanin ở các vị trí vốn bình thường là vị trí của Xêrin. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 384: Một operon ở E.coli theo mô hình của jacop và Monod gồm những gen nào: A. Một nhóm gen cấu trúc và 1 vùng chỉ huy. B. Một gen cấu trúc và một gen khởi động. C. Một vùng chỉ huy, một gen khởi động và một gen cấu trúc. D. Một vùng chỉ huy, vùng khởi động và một nhóm gen cấu trúc. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 385: Trong cơ chế tổng hợp protein ở sinh vật nhân sơ, vai trò của gen điều hòa là: A. Nơi gắn vào của protein ức chế để cản trở hoạt động của enzyme phiên mã. B. Mang thông tin cho việc tổng hợp một loại protein ức chế tác động lên vùng khởi động. C. Mang thông tin di truyền cho việc tổng hợp một loại protein ức chế tác động lên vùng chỉ huy. D. Mang thông tin cho việc tổng hợp protein cấu trúc. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 386: Trong mỗi gen mã hóa protein điển hình, vùng mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã là: A. Vùng khởi đầu. B. Vùng mã hóa. C. Vùng khởi đầu và vùng mã hóa. D. Vùng kết thúc. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 387: Cấu trúc gen của sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân chuẩn khác biệt nhau ở chỗ: A. Phần lớn các gen ở sinh vật nhân chuẩn có vùng mã hóa liên tục, còn phần lớn các gen của sinh vật nhân sơ có vùng mã hóa không liên tục. B. Phần lớn các gen ở sinh vật nhân chuẩn có vùng mã hóa liên tục, còn các gen của sinh vật nhân sơ có vùng mã hóa liên tục hoặc không liên tục. C. Phần lớn các gen của sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân chuẩn đều có vùng mã hóa liên tục hoặc không liên tục. D. Các gen ở sinh vật nhân sơ có vùng mã hóa liên tục, còn phần lớn các gen của sinh vật nhân chuẩn có vùng mã hóa không liên tục. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 388: Bộ gen của một loài động vật có tỷ lệ \(\frac{A}{G}\) = \(\frac{3}{2}\) và chứa $3.10^9$ cặp nucleotit. Số liên kết hidro có trong bộ gen của loài đó là bao nhiêu? A. $3,6.10^9$. B. $7,2.10^9$. C. $3,9.10^9$. D. $7,8.10^9$. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 389: Nguyên tắc bổ sung A – T, G – X và ngược lại gặp ở cấu trúc, cơ chế nào sau đây? 1. AND mạch kép. 2. tARN. 3. ADN mạch đơn. 4. Nhân đôi AND. 5. Phiên mã. 6. Dịch mã. A. 2,4. B. 1,4. C. 1,5,6. D. 1,3. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 390: Nội dung nào dưới đây khi nói về cơ chế phát sinh đột biến NST là đúng? A. Do rối loạn quá trình nhân đôi của ADN đã dẫn đến đột biến nhiễm sắc thể. B. Do rối loạn phân li của một hoặc một số cặp NST dẫn đến đột biến đa bội. C. Do trao đổi chéo cân bằng giữa các chromatide trong cặp NST kép dẫn tới đột biến. D. Do rối loạn phân li của NST dẫn đến đột biến số lượng nhiễm sắc thể. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án