Trắc Nghiệm Chuyên Đề Di Truyền Cấp độ Phân Tử

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 401:
    Phát biểu nào dưới đây không đúng?
    • A. Trong một chạc chữ Y, mạch mới thứ nhất được tổng hợp từ 5’ → 3’, mạch mới thứ hai được tổng hợp từ 3’ → 5’.
    • B. Các đoạn Okazaki sau khi tổng hợp sẽ gắn lại với nhau thành một mạch liên tục dưới tác dụng của enzim ligase.
    • C. Hai ADN mới được tổng hợp từ ADN mẹ theo nguyên tắc bán bảo toàn.
    • D. Mạch liên tục được tổng hợp khi enzim ADN - polimerase di chuyển theo chiều của các enzim tháo xoắn.
    Xem đáp án
     
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 402:
    Trong các nhận định sau đây:
    1. Intron là những cấu trúc không mang thông tin di truyền thường chỉ có mặt ở hệ gen sinh vật nhân thực.
    2. Trong cấu trúc của operon Lac ở vi khuẩn Ecoli gen điều hòa R tổng hợp protein ức chế khi có mặt xúc tác lactose.
    3. Hóa chất acridin có thể gây đột biến gen dạng mất, thêm một cặp nucleoit.
    4. Đột biến xoma được di truyền trong sinh sản hữu tính còn đột biến tiền phôi được di truyền qua sinh sản vô tính.
    5. Trong tái bản ADN chỉ có mạch đang được tổng hợp với mạch gốc của nó có chiều 3’ – 5’ là mạch liên tục.
    Số nhận định đúng là:
    • A. 1.
    • B. 4.
    • C. 2.
    • D. 3.
    Xem đáp án
     
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 403:
    Một số tế bào sinh tinh ở một loài thú khi giảm phân có thể tạo ra tối đa 768 loại giao tử. Biết rằng trong quá trình giảm phân có 3 cặp NST tương đồng xảy ra trao đổi chéo một điểm, cặp NST giới tính bị rối loạn giảm phân 2 ở tất cả các tế bào, các cặp còn lại không trao đổi chéo và đột biến. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài là:
    • A. 2n = 16.
    • B. 2n = 8.
    • C. 2n = 10.
    • D. 2n = 12.
    Xem đáp án
     
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 405:
    Mạch mã gốc của gen có cấu trúc như sau:
    3"TAX – XXX – GGA – TTA – XXG – TTG – TTX – ATX 5".
    Đột biến gen thuộc dạng nào có thể biến đổi mã chính thức TTX thành vô nghĩa?
    • A. Thay thế một cặp nucleotit XG thuộc mã đó thành một cặp AT.
    • B. Mất đi một cặp nucleotit thuộc mã đó.
    • C. Thay thế một cặp nucleotit TA thuộc mã đó bằng 1 cặp AT.
    • D. Lặp thêm một cặp nucleotit vào mã đó.
    Xem đáp án
     
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 406:
    Mô tả nào dưới đây về quá trình dịch mã là đúng:
    • A. Quá trình dịch mã chỉ kết thúc khi tARN mang bộ ba đối mã AUU hoặc AUX hoặc AXU gắn vào một bộ ba kết thúc trên mARN.
    • B. Quá trình tổng hợp chuỗi protein chỉ thực sự được bắt đầu khi tARN có bộ ba đối mã UAX liên kết được với bộ ba khởi đầu trên mARN.
    • C. Quá trình tổng hợp chuỗi protein chỉ thực sự được bắt đầu khi tARN có bộ ba đối mã AUG liên kết được với bộ ba khởi đầu trên mARN.
    • D. Quá trình dịch mã chỉ kết thúc khi tARN trong bộ ba đối mã đến khớp với bộ ba kết thúc trên mARN.
    Xem đáp án
     
  7. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  8. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 408:
    Một gen ở sinh vật nhân sơ bị đột biến điểm ở vùng mã hóa, khả năng nào có thể xảy ra?
    • A. Phân tử mARN không bị thay đổi cấu trúc.
    • B. Số liên kết hidro của gen đột biến có thể tăng lên 4.
    • C. Có liên kết hidro của gen có thể tăng lên hoặc giảm đi nhưng thành phần và số lượng nucleotit không thay đổi.
    • D. Chuỗi polipeptit do gen này tổng hợp không thay đổi cấu trúc.
    Xem đáp án
     
  9. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 409:
    Trong các phát biểu sau về gen, có bao nhiêu phát biểu đúng?
    (1) Khi gen bị đột biến sẽ tạo ra các alen mới.
    (2) Trong 2 mạch của gen chỉ có một mạch được dùng làm khuôn trong quá trình phiên mã.
    (3) Có ba bộ ba làm tín hiệu kết thúc quá trình phiên mã là 5’UAA3’, 5’UAG3’ và 5’UGA3’.
    (4) Gen bị đột biến biểu hiện ngay ra kiểu hình của cơ thể sinh vật.
    • A. 3.
    • B. 4.
    • C. 2.
    • D. 1.
    Xem đáp án
     
  10. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 410:
    Trong các đặc điểm sau, có bao nhiêu đặc điểm đúng với ADN ở sinh vật nhân thực?
    (1) Có cấu trúc xoắn kép, gồm 2 chuỗi polipeptit xoắn với nhau.
    (2) Các bazo trên 2 mạch liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung: A – T, G – X và ngược lại.
    (3) Có thể có mạch thẳng hoặc mạch vòng.
    (4) Trên mỗi phân tử ADN chứa nhiều gen.
    (5) Trực tiếp là khuôn cho quá trình phiên mã.
    • A. 2.
    • B. 1.
    • C. 4.
    • D. 3.
    Xem đáp án