Câu 141: Một loài thực vật có bộ NST là 2n = 16, một loài thực vật khác có bộ NST là 2n = 18.Theo lí thuyết, giao tử được tạo ra từ quá trình giảm phân bình thường ở thể song nhị bội được hình thành từ hai loài trên có số lượng NST là: A. 16 B. 15 C. 17 D. 18 Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 142: Trong các cơ chế di truyền sau đây: (1) Nhân đôi ở kì trung gian của nguyên phân và giảm phân (2)Phân ly trong giảm phân (3) Tổ hợp tự do trong thụ tinh (4) Liên kết hoặc trao đổi chéo trong giảm phân. Có bao nhiêu cơ chế xảy ra với một NST thường A. 1. B. 3. C. 2. D. 4. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 143: Trong trường hợp không xảy ra đột biến mới, các thế hệ tứ bội giảm phân tạo giao tử 2n có khả năng thụ tinh. Theo lí thuyết, trong các phép lai sau đây có bao nhiêu phép lai cho đời con có kiểu gen phân ly theo tỷ lệ 1 : 2 : 1 (1) AAAa x AAAa (2) Aaaa x AAAa (3) Aaaa x Aaaa (4) Aaaa x Aaaa (5) Aaaa x aaaa A. 3. B. 2. C. 4. D. 1. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 144: Trong một tế bào sinh tinh, xét 2 cặp NST được kí hiệu là Aa và Bb. Khi tế bào này giảm phân, cặp Aa phân ly bình thường, cặp Bb không phân ly ở giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Các loại giao tử có thể được tạo ra từ quá trình giảm phân của tế bào trên là: A. ABB và abb hoặc ABB và Abb B. Abb và B hoặc ABB và b C. Abb và A hoặc aBb và a D. Abb và a hoặc A và aBb Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 145: Một cá thể ở một loài động vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 40. Khi quan sát quá trình giảm phân của 1200 tế bào sinh tinh, người ta thấy có 60 tế bào có cặp nhiễm sắc thể số 3 không phân li trong giảm phân I, các sự kiện khác trong giảm phân diễn ra bình thường. Các tế bào còn lại đều giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, trong tổng số giao tử tạo ra, giao tử có 19 nhiễm sắc thể chiếm tỷ lệ: A. 0,5%. B. 5%. C. 2,5%. D. 2%. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 146: Dưới đây là danh sách các sự kiện xảy ra trong quá trình giảm phân I (không theo đúng thứ tự). (1) Nhiễm sắc thể tương đồng trao đổi chéo. (2) Nhiễm sắc thể tương đồng dãn xoắn. (3) Nhiễm sắc thể tương đồng xếp thành hai hàng ở mặt phẳng xích đạo (4) Nhiễm sắc thể tương đồng phân ly tới các cực đối lập. (5) Nhiễm sắc thể tương đồng tiếp hợp với nhau. Đúng trình tự của các sự kiện này là gì? A. 1 – 3 – 4 – 2 – 5. B. 1 – 5 – 3 – 4 – 2. C. 5 – 1 – 3 – 4 – 2. D. 5 – 1 – 4 – 3 – 2. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 147: Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của 1 loài là 2n = 8. Trong quá trình giảm phân tạo giao tử, vào kỳ đầu của giảm phân I có một cặp nhiễm sắc thể đã xảy ra trao đổi chéo tại một điểm. Hỏi có tối đa bao nhiêu loại giao tử khác nhau có thể được tạo ra? A. 16. B. 32. C. 8. D. 4. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 148: Cho rằng nhiễm sắc thể vẫn phân li trong giảm phân, thể ba nhiễm AAaBb cho các loại giao tử AB và ab tương ứng là: A. \(\frac{1}{6}\) và \(\frac{1}{12}\) B. \(\frac{1}{6}\) và \(\frac{1}{16}\) C. \(\frac{1}{3}\) và \(\frac{1}{6}\) D. \(\frac{1}{4}\) và \(\frac{1}{8}\) Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 149: Nếu sự không phân ly xảy ra với một cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở kì giữa giảm phân I, vậy các tế bào con sẽ là: A. Tất cả các tế bào là n + 1. B. Một tế bào là n + 1, hai tế bào là n, một tế bào là n – 1. C. Hai tế bào là n, hai tế bào là n + 1. D. Hai tế bào là n + 1, hai tế bào là n – 1. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 150: Một sinh vật lưỡng bội có kiểu gen AABB. Hai gen này nằm trên các nhiễm sắc thể khác nhau, được minh họa trong một tế bào của sinh vật này như thể hiện ở hình dưới đây. Tế bào này đang trải qua giai đoạn nào của chu kỳ tế bào? A. Giảm phân II. B. Nguyên phân. C. Giảm phân I. D. Có thể là nguyên phân hoặc giảm phân. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án