Trắc Nghiệm Chuyên Đề Di Truyền Học Quần Thể

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 191:
    Ở đậu hà lan, gen A quy định hạt vàng trội hoàn toàn so với alen a quy định hạt xanh. Cho các cây hạt vàng tự thụ phấn thu được F1 có tỉ lệ phân ly kiểu hình là 17 hạt vàng : 3 hạt xanh. Nếu cho các cây F1 giao phấn ngẫu nhiên thì tỷ lệ kiểu hình ở F2 là:
    • A. 77,5% hạt vàng : 22,5 % hạt xanh
    • B. 91% hạt vàng : 9% hạt xanh
    • C. 31 hạt vàng : 3 hạt xanh
    • D. 7 hạt vàng : 9 hạt xanh
    Xem đáp án
     
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 193:
    Trong một số điều kiện nhất định, trạng thái cân bằng di truyền của quần thể giao phối là trạng thái mà trong đó:
    • A. Số lượng cá thể được duy trì ổn định qua các thế hệ.
    • B. Tần số các alen và tần số các kiểu gen được duy trì ổn định qua các thế hệ.
    • C. Tỉ lệ cá thể đực và cá thể cái được duy trì ổn định qua các thể hệ.
    • D. Tần số các alen và tần số các kiểu gen biến đổi qua các thế hệ.
    Xem đáp án
     
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 194:
    Ở một loài động vật xét hai căp gen quy định hai tính trạng, trội lặn hoàn toàn. Các gen nằm trên NST thường, phân ly độc lập. Cho P thuần chủng về 2 cặp tính trạng tương phản lai với nhau thu được F1. Tiếp tục cho F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau thu được F2. Cho các cá thể F2 giao phối ngẫu nhiên, số kiểu giao phối tối đa là bao nhiêu? Biết không có đột biến xảy ra:
    • A. 27.
    • B. 45.
    • C. 4.
    • D. 9.
    Xem đáp án
     
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 195:
    Trong số các xu hướng sau:
    (1) Tần số các alen không đổi qua các thế hệ.
    (2) Tần số các alen biến đổi qua các thế hệ.
    (3) Thành phần kiểu gen biến đổi qua các thế hệ.
    (4) Thành phần kiểu gen không đổi qua các thế hệ.
    (5) Quần thể phân hóa thành các dòng thuần.
    (6) Đa dạng về kiểu gen.
    (7) Các alen lặn có xu hướng được biểu hiện.
    Những xu hướng xuất hiện trong quần thể tự thụ phấn là:
    • A. (1), (3), (5), (7).
    • B. (2), (3), (5), (7).
    • C. (2), (3), (5), (6).
    • D. (1), (4), (6), (7).
    Xem đáp án
     
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 196:
    Xét 3 gen, mỗi gen có 2 alen ở 1 loài sinh vật. Trong đó, 2 cặp gen cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường, cặp gen còn lại nằm ở vùng tương đồng trên hai nhiễm sắc thể giới tính (X và Y). Số loại kiểu gen khác nhau có thể hình thành liên quan tới 3 cặp gen nêu trên ở loài sinh vật này là:
    • A. 60.
    • B. 70.
    • C. 27.
    • D. 36.
    Xem đáp án
     
  7. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 197:
    Cho một locut có 2 alen được kí hiệu là B và b; trong đó bb là kiểu gen đồng hợp từ lặn gây chết, trong khi hai kiểu gen BB và Bb có sức sống và khả năng thích nghi như nhau. Nếu tần số alen b ở quần thể ban đầu (thế hệ 0) là 0,1 thì sau 10 thế hệ (thế hệ 10) tần số alen này được mong đợi là bao nhiêu?
    • A. 0,00.
    • B. 0,10.
    • C. 0,05.
    • D. 0,50.
    Xem đáp án
     
  8. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 198:
    Một quần thể người ở trạng thái cân bằng, người có nhóm máu O chiếm tỷ lệ 48,35%, nhóm máu B chiếm tỉ lệ 27,94%, nhóm máu A chiếm tỉ lệ 19,46%,còn lại là nhóm máu AB. Tần số tương đối của các alen IA, IBvà IO trong quần thể này là:
    • A. $I^A = 0,13$; $I^B = 0,18$; $I^O = 0,69$.
    • B. $I^A = 0,26$; $I^B = 0,17$; $I^O = 0,57$.
    • C. $I^A = 0,18$; $I^B = 0,13$; $I^O = 0,69$.
    • D. $I_A = 0,17$; $I^B = 0,26$; $I^O = 0,57$.
    Xem đáp án
     
  9. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 199:
    Trong một đàn bò, số con có lông đỏ chiếm 64%, số con lông khoang chiếm 36%. Biết rằng lông đỏ là tính trội hoàn toàn quy định bởi alen A, lông khoang là tính lặn quy định bởi alen a và đàn bò này ở trạng thái cân bằng di truyền. Trong các con lông đỏ, các con mang alen lặn chiếm tỉ lệ:
    • A. 50%.
    • B. 75%.
    • C. 25%.
    • D. 48%.
    Xem đáp án
     
  10. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪