Câu 111: Phát biểu nào sau đây là đúng về ưu thế lai? A. Ưu thế lai biểu hiện ở đời F1, sau đó tăng dần qua các thế hệ. B. Ưu thế lai cao hay thấp ở con lai phụ thuộc vào trạng thái đồng hợp tử về các cặp gen khác nhau. C. Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở đời F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ. D. Ưu thế lai cao hay thấp ở con lai không phụ thuộc vào trạng thái dị hợp tử về các cặp gen khác nhau. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 112: Cho biết các công đoạn được tiến hành trong chọn giống như sau: (1) Chọn lọc các tổ hợp gen mong muốn. (2) Tạo dòng thuần chủng có các kiểu gen khác nhau. (3) Lai các dòng thuần chủng với nhau. (4) Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen mong muốn. Việc tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp được thực hiện theo quy trình: A. (1) → (2) → (3) → (4). B. (4) → (1) → (2) → (3). C. (2) → (3) → (1) → (4). D. (2) → (3) → (4) → (1). Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 113: Phương pháp nào sau đây không tạo ra được sinh vật biến đổi gen? A. Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen nào đó trong hệ gen. B. Làm biến đổi một gen đã có sẵn trong hệ gen. C. Tổ hợp lại các gen vốn có của bố mẹ bằng lai hữu tính. D. Đưa thêm một gen của loài khác vào hệ gen. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 114: Đối với cây trồng để duy trì và củng cố ưu thế lai, người ta có thể sử dụng: A. lai luân phiên B. lai khác dòng C. tự thụ phấn D. sinh sản sinh dưỡng Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 115: Cho các biện pháp sau: 1 - Đưa thêm một gen lạ vào hệ gen. 2 - Làm biến đổi một gen đã có sẵn trong hệ gen. 3 - Gây đột biến đa bội ở cây trồng. 4 - Cấy truyền phôi ở động vật. Người ta có thể tạo ra sinh vật biến đổi gen bằng các biện pháp: A. (3) và (4). B. (1) và (3). C. (1) và (2). D. (2) và (4). Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 116: Để tạo ra cơ thể mang bộ NST của 2 loài khác nhau mà không qua sinh sản hữu tính, người ta sử dụng phương pháp: A. gây đột biến nhân tạo. B. lai tế bào xôma. C. chuyển gen. D. nhân bản vô tính. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 117: Cho hai phương pháp sau: - Bằng công nghệ tế bào thực vật, người ta có thể nuôi cấy các mẩu mô của một cơ thể thực vật rồi sau đó cho chúng tái sinh thành các cây hoàn chỉnh. - Bằng kĩ thuật chia cắt một phôi động vật thành nhiều phôi rồi cấy các phôi này vào tử cung của các cá thể cái khác nhau cũng có thể tạo ra nhiều cá thể mới. Đặc điểm chung của hai phương pháp này là: A. đều thao tác trên vật liệu di truyền là ADN và nhiễm sắc thể. B. đều tạo ra các cá thể có kiểu gen trong nhân giống nhau. C. các cá thể tạo ra rất đa dạng về kiểu gen và kiểu hình. D. đều tạo ra các cá thể có kiểu gen thuần chủng. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 118: Người ta tiến hành cấy truyền phôi bò có kiểu gen Aabb thành 8 phôi và 8 phôi cấy phát triển thành 8 cá thể. Cả 8 cá thể này: A. có mức phản ứng giống nhau. B. có khả năng giao phối với nhau để sinh con. C. có giới tính có thể giống hoặc khác nhau. D. có kiểu hình hoàn toàn khác nhau. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 119: Cho một số thao tác cơ bản trong quá trình chuyển gen tạo ra chủng vi khuẩn có khả năng tổng hợp insulin của người như sau: (1) Tách plasmit từ tế bào vi khuẩn và tách gen mã hóa insulin từ tế bào người. (2) Phân lập dòng tế bào chưa ADN tái tổ hợp mang gen mã hóa insulin của người. (3) Chuyển ADN tái tổ hợp mang gen mã hóa insulin của người vào tế bào vi khuẩn (4) Tạo ADN tái tổ hợp mang gen mã hóa insulin của người. Trình tự đúng của các thao tác trên là: A. (2) → (1) → (3) → (4) B. (1) → (4) → (3) → (2) C. (2) → (4) → (3) → (1) D. (1) → (2) → (3) → (4) Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 120: Làm thế nào để nhận biết việc chuyển ADN phân tử tái tổ hợp vào tế bào thể nhận đã thành công? A. Chọn thể truyền có các dấu chuẩn dễ nhận biết, biểu hiện dấu hiệu khi nuôi cấy tế bào. B. Dùng dung dịch Calcium chloride (CaCl2) làm giãn màng tế bào hoặc dùng xung điện có tác dụng tương đương. C. Dùng xung điện làm thay đổi tính thấm của màng sinh chất đối với phân tử ADN tái tổ hợp. D. Dùng phương pháp đánh dấu bằng đồng vị phóng xạ. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án