Câu 121: Trong tạo giống bằng công nghệ tế bào, người ta có thể tạo ra giống cây trồng mới mang đặc điểm của 2 loài khác nhau nhờ phương pháp: A. Chọn lọc dòng tế bào xoma biến dị. B. Nuôi cấy hạt phấn. C. Lai tế bào sinh dưỡng (xoma). D. Nuôi cấu tế bào thực vật invitro tạo mô sẹo. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 122: Theo giả thuyết siêu trội, kiểu gen nào dưới đây thế hiện ưu thế lai cao nhất về các tính trạng do hai gen A và B quy định? A. AaBb. B. AABb. C. AABB. D. AaBB. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 123: Trong chọn tạo giống ở thực vật, dạng biến dị được các nhà chọn giống sử dụng phổ biến nhất là: A. Đột biến gen. B. Đột biến NST. C. Biến dị tổ hợp. D. ADN tái tổ hợp tạo ra bằng kỹ thuật di truyền. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 124: Phát biểu nào dưới đây về kỹ thuật ADN tái tổ hợp là không đúng? A. ADN dùng trong kỹ thuật di truyền có thể được phân lập từ những nguồn khác nhau, có thể từ cơ thể sống hoặc tổng hợp nhân tạo. B. ADN tái tổ hợp có thể được tạo ra do kết hợp ADN từ các tế bào, các cơ thể, các loài khác xa nhau trong hệ thống phân loại. C. Có hàng trăm loại enzym ADN-restrictaza khác nhau, có khả năng nhận biết và cắt phân tử ADN ở những vị trí đặc hiệu, các enzym này chỉ được phân lập từ động vật bậc cao. D. Các enzym ADN polymeraza, ligaza và restrictaz đều được sử dụng trong kỹ thuật di truyền. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 125: Quy trình nào sau đây phản ảnh đúng trình tự phương pháp nuôi cấy hạt phấn để tạo ra giống lúa chiêm chịu lạnh? A. Nuôi hạt phấn lúa chiêm trong ống nghiệm → cơ thể đơn bội → Trồng cây trong phòng lạnh → lựa chọn cơ thể có khả năng chịu lạnh → nhân thành giống mới B. Nuôi hạt giống lúa chiêm nuôi cấy trong môi trường nhân tạo trong điều kiện lạnh 8 - 100C → chọn lọc mô chịu lạnh → Kích thích tạo cây trưởng thành → Nhân thành giống chịu lạnh C. Nuôi hạt giống lúa chiêm nuôi cấy trên môi trường trong cơ thể đơn bội → trồng cây trong phòng lạnh → chọn lọc tạo cây chịu lạnh → xử lý conxisin trên cơ thể lúa → chọn lọc thể lưỡng bội và nhân lên thành giống chịu lạnh D. Nuôi hạt giống lúa chiêm nuôi cấy trên môi trường nhân tạo trong điều kiện lạnh 8 - 100C → chọn lọc mô chịu lạnh → Xử lí hóa chất consixin → chọn lọc tạo cây lưỡng bội → nhân lên thành giống chịu lạnh Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 126: Phương pháp nào sau đây không tạo ra dòng thuần chủng? A. Nhân giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp. B. Tạo giống lai có ưu thế lai cao. C. Nuôi cấy hạt phấn kết hợp đa bội hóa. D. Nuôi cấy mô sẹo từ các cơ thể thuần chủng. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 127: Trong công nghệ tế bào ở động vật do đặc điểm quan trọng nào mà người ta không sử dụng tế bào sinh dưỡng đã phân hóa như ở thực vật để tạo ra cá thể mới? A. Tế bào động vật không có tính toàn năng. B. Ở động vật có quá trình phân hóa. C. Ở động vật không có quá trình phân hóa. D. Tế bào sinh dưỡng ở động vật không phân bào. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 128: Từ nguyên nhân chính nào mà các giống cây như lúa lai, ngô lai thì các nhà khoa học lại khuyến khích nông dân nên mua giống mới để sản xuất hàng năm mà không nên tự để giống? A. Trong quần thể ở các thế hệ sau tỉ lệ kiểu gen đồng hợp lặn quy định các đặc tính xấu, bệnh di truyền ở giống tăng làm giảm năng suất chất lượng của giống B. Do giống để giống bằng phương pháp thông thường nên sức nảy mầm giảm C. Do giống có thể bị nhiễm sâu bệnh trên đồng ruộng vào giống từ các vụ trước D. Do giống căng quá nhiều thế hệ gen bị rối loạn hoạt động Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 129: Thể truyền không có đặc điểm nào sau đây? A. Có thể ức chế gen của tế bào nhận để gen cần chuyển biểu hiện tính trạng. B. Mang được gen cần chuyển C. Tồn tại độc lập và tự nhân đôi trong tế bào nhân. D. Có thể cài gen cần chuyển vào bộ gen của tế bào nhận. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 130: Xét các phát biểu sau đây: (1) Ưu thế lai được biểu hiện ở đời F1 và sau đó được duy trì ổn định ở các đời tiếp theo. (2) Khi lai khác dòng hoặc lai khác loài, con lai luôn có biểu hiện ưu thế lai. (3) Trong cùng một tổ hợp lai, phép lai thuận có thể không cho ưu thế lai nhưng phép lai nghịch có thể cho ưu thế lai và ngược lại. (4) Ở các dòng thuần chủng, quá trình tự thụ phấn không gây thoái hóa giống. (5) Ở các giống động vật, quá trình giao phối cận huyết luôn gây thoái hóa giống. Trong các phát biểu nói trên có bao nhiêu phát biểu đúng? A. 4 B. 2 C. 3 D. 5 Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án