Trắc Nghiệm Chuyên Đề Di Truyền Học ứng Dụng

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 131:
    Yếu tố nào sau đây không phù hợp với ứng dụng của nó trong kỹ thuật chuyển gen?
    • A. Ligaza - chỉ được sử dụng trong việc nối đoạn gen cần chuyển vào thể truyền tạo AND tái tổ hợp.
    • B. Restrictaza - chỉ được dùng để tạo ra các đầu dính ở thể truyền.
    • C. Plasmit - thể truyền dùng để gắn với đoạn gen cần chuyển tạo AND tái tổ hợp.
    • D. CaCl2 - hóa chất dùng để làm dãn màng tế bào, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đưa AND tái tổ hợp vào tế bào nhận.
    Xem đáp án
     
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 133:
    Một nhà nghiên cứu đã lấy hạt phấn của loài thực vật A (2n = 14) thụ phấn cho loài thực vật B (2n = 14) nhưng không thu được hợp tử. Nhưng trong một thí nghiệm tiến hành ghép một cành ghép của loài A lên gốc của loài B thì nhà nghiên cứu bất ngờ phát hiện thấy tại vùng tiếp giáp giữa cành ghép và gốc ghép phát sinh ra một chồi mới có kích thước lớn bất thường. Chồi này sau đó được cho ra rễ và đem trồng thì phát triển thành một cây C. Khi làm tiêu bản và quan sát tế bào sinh dưỡng của cây C thấy có 14 cặp NST tương đồng có hình thái khác nhau. Từ các thí nghiệm trên, có một số nhận xét được rút ra như sau:
    1. Thí nghiệm không thu được hợp tử của nhà nghiên cứu trên là do cơ chế cách li sau hợp tử.
    2. Cây C là một loài mới.
    3. Cây C là kết quả của sự lai xa và đa bội hóa.
    4. Cây C mang các đặc tính của hai loài A và B.
    5. Cây C không thể được nhân giống bằng phương pháp lai hữu tính.
    Số nhận xét chính xác là:
    • A. 3
    • B. 1
    • C. 4
    • D. 2
    Xem đáp án
     
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 134:
    Cho các khâu trong kỹ thuật chuyển gen:
    (1) cắt ADN của tế bào cho và cắt mở vòng plasmit.
    (2) tách ADN của tế bào cho và tách plasmit ra khỏi tế bào.
    (3) chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
    (4) nối đoạn ADN của tế bào cho vào ADN của plasmit tạo thành ADN tái tổ hợp.
    Trình tự nào sau đây là đúng trong kỹ thuật chuyển gen?
    • A. (2) → (1) → (3) → (4)
    • B. (1) → (2) → (3) → (4)
    • C. (1) → (3) → (4) → (2)
    • D. (2) → (1) → (4) → (3)
    Xem đáp án
     
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 135:
    Sản xuất insulin nhờ vi khuẩn là một cuộc cách mạng trong điều trị bệnh tiểu đường ở người. Các bước trong quy trình này bao gồm:
    (1) Phân lập dòng tế bào có chứa ADN tái tổ hợp.
    (2) Sử dụng enzim nối để gắn gen insulin của tế bào cho vào thể truyền tạo ADN tái tổ hợp.
    (3) Cắt ADN của tế bào cho và ADN của thể truyền bằng cùng một loại enzim cắt.
    (4) Tách thể truyền và gen insulin cần chuyển ra khỏi tế bào.
    (5) Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
    Thứ tự đúng của các bước trên là:
    • A. (3) → (2) → (4) → (5) → (1)
    • B. (4) → (3) → (2) → (5) → (1)
    • C. (3) → (2) → (4) → (1) → (5)
    • D. (1) → (4) → (3) → (5) → (2)
    Xem đáp án
     
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 136:
    Một cây cà chua có kiểu gen AaBB và một cây khoai tây có kiểu gen DDEe, một thực tập sinh tiến hành các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm và thu được các kết quả:
    (1) Tách các tế bào soma của mỗi cây và nuôi cấy riêng tạo thành cây cà chua AaBB và cây khoai tây DDEe.
    (2) Nuôi cấy hạt phấn riêng rẽ của từng cây sau đó lưỡng bội hóa sẽ thu được 8 dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau.
    (3) Các cây con được tạo ra do nuôi cấy hạt phấn của từng cây và gây lưỡng bội hóa có kiểu gen AABB, aaBb hoặc DdEE, DDee.
    (4) Tiến hành dung hợp tế bào trần và nuôi cấy mô tạo ra cây song nhị bội AaBBDDEe.
    Số kết quả đúng là
    • A. 3
    • B. 2
    • C. 1
    • D. 4
    Xem đáp án
     
  7. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 137:
    Phương pháp tạo giống thuần chủng có kiểu gen mong muốn dựa trên nguồn biến dị tổ hợp gồm các bước sau:
    (1) Cho các cá thể có tổ hợp gen mong muốn tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết qua một số thế hệ để tạo ra các giống thuần chủng có kiểu gen mong muốn.
    (2) Lai các dòng thuần chủng khác nhau để chọn ra các tổ hợp gen mong muốn.
    (3) Tạo ra các dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau.
    Trình tự đúng của các bước là:
    • A. (1)→ (2) → (3).
    • B. (2) → (3) → (1).
    • C. (3) → (l) → (2).
    • D. (3) → (2) → (1).
    Xem đáp án
     
  8. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  9. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  10. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪