Câu 151: Trình tự các khâu của kĩ thuật cấy gen là: A. Cắt và nối ADN của tế bào cho và ADN plasmit ở những điểm xác định, tạo ADN tái tổ hợp - tách ADN của tế bào cho và plasmit ra khỏi tế bào - chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận. B. Tách ADN của tế bào cho và plasmit ra khỏi tế bào - cắt và nối ADN của tế bào cho và ADN plasmit ở những điểm xác định, tạo ADN tái tổ hợp - chuyển AND vào tế bào nhận. C. Chuyển AND vào tế bào nhận - tách ADN của tế bào cho và plasmit ra khỏi tế bào - cắt và nối ADN của tế bào cho và ADN plasmit ở những điểm xác định, tạo ADN tái tổ hợp. D. Cắt và nối ADN của tế bào cho và ADN plasmit ở những điểm xác định, tạo ADN tái tổ hợp - chuyển AND vào tế bào nhận - tách ADN của tế bào cho và plasmit ra khỏi tế bào. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 152: Các nhà khoa học Việt Nam đã tạo được giống dâu tằm tam nội (3n) bằng phương pháp nào sau đây? Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 153: Người ta tiến hành nuôi các hạt phấn của cây có kiểu gen AabbDDEeGg thành các dòng đơn bội, sau đó lưỡng bội hóa để tạo các dòng thuần chủng. Theo lí thuyết, quá trình này sẽ tạo ra tối đa bao nhiêu dòng thuần có kiểu gen khác nhau? Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 154: Cho: (1): chọn tổ hợp gen mong muốn (2): tạo các dòng thuần khác nhau (3): tạo các giống thuần bằng cách cho tự thụ hoặc giao phối gần (4): lai các dòng thuần khác nhau Trình tự các bước trong quá trình tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp: A. (1), (2), (4), (3). B. (2), (4), (1), (3). C. (3), (1), (4), (2). D. (2), (3), (1), (4). Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 155: Trong chọn giống, người ta sử dụng phương pháp giao phối cận huyết và tự thụ phấn chủ yếu để: A. Thay đổi mức phản ứng của giống gốc. B. Cải tiến giống có năng suất thấp. C. Kiểm tra kiểu gen của giống cần quan tâm. D. Củng cố đặc tính tốt, tạo dòng thuần chủng. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 156: Bằng công nghệ tế bào thực vật, người ta có thể nuôi cấy các mẩu mô của một cơ thể thực vật rồi sau đó cho chúng tái sinh thành các cây. Bằng kĩ thuật chia cắt một phôi động vật thành nhiều phôi rồi cấy các phôi này vào tử cung của các con vật khác nhau cũng có thể tạo ra nhiều con vật quý hiếm. Đặc điểm chung của hai phương pháp này là: A. Các cá thể tạo ra rất đa dạng về kiểu gen và kiểu hình. B. Đều thao tác trên vật liệu di truyền là ADN và nhiễm sắc thể. C. Đều tạo ra các cá thể có kiểu gen đồng nhất. D. Đều tạo ra các cá thể có kiểu gen thuần chủng. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 157: Cho các thành tựu trong ứng dụng di truyền học sau đây: 1. Giống lúa gạo vàng có gen tổng hợp β-caroten. 2. Cà chua có gen quả chín bị bất hoạt. 3. Dưa hấu tam bội có hàm lượng đường cao. 4. Cừu có khả năng sản xuất protein của người. 5. Giống táo má hồng cho 2 vụ quả/năm. Có mấy thành tựu là kết quả của ứng dụng công nghệ gen? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 158: Hiện tượng con lai có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển vượt trội bố mẹ gọi là: A. Siêu trội. B. Bất thụ. C. Ưu thế lai. D. Thoái hóa giống. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 159: Bằng kĩ thuật cắt phôi động vật thành nhiều phôi rồi cấy các phôi này vào tử cung các con vật khác cùng loài để tạo ra nhiều con vật có kiểu gen giống nhau kĩ thuật đó được gọi là: A. Lai tế bào. B. Kĩ thuật gen. C. Nhân bản vô tính. D. Cấy truyền phôi. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 160: Dưới đây là các phương pháp tạo giống bằng công nghệ tế bào và ứng dụng chủ yếu của các phương pháp: Phương phápỨng dụng1. Nuôi cấy hạt phấn sau đó lưỡng bội hóa.k. Tạo giống lai khác loài.2. Cấy truyền phôi ở động vật.m. Tạo cơ thể lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các cặp gen.3. Lai tế bào sinh dưỡng thực vật.n. Tạo ra nhiều cá thể có kiểu gen giống nhau.Trong số các tổ hợp ghép đôi giữa phương pháp tạo giống và ứng dụng sau đây, tổ hợp nào đúng? A. 1-m, 2-n, 3-k. B. 1-k, 2-m, 3-n. C. 1-n, 2-k, 3-m. D. 1-m, 2-k, 3-n. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án