Câu 11: Cho các thành tựu sau: (1) Tạo giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạt. (2) Tạo giống dâu tằm tứ bội. (3) Tạo giống lúa "gạo vàng" có khả năng tổng hợp β- caroten trong hạt. (4) Tạo giống dưa hấu đa bội. Các thành tựu được tạo ra bằng phương pháp gây đột biến là: A. (3) và (4) B. (1) và (2) C. (2) và (4) D. (1) và (3) Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 12: Loài A có bộ NST là 2nA, loài B có bộ NST là 2nB. Xét những phát biểu sau đây: (1) Thể song nhị bội được hình thành từ loài 2 loài trên có bộ NST là \(2{n_B} + 2{n_A}\). (2) Thể song nhị bội được hình thành từ loài 2 loài trên có bộ NST là \({n_B} + {n_A}\) (3) Thể song nhị bội được hình thành từ lai xa và đa bội hóa. (4) Con lai F1 từ phép lai giữa loài A và loài B sẽ bất thụ vì bộ NST của F1 là bộ NST lưỡng bội. Có bao nhiêu phát biểu đúng? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 13: Các bước tiến hành trong kỹ thuật chuyển gen theo trình tự là: A. Tạo ADN tái tổ hợp → đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận → phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp. B. Tách gen và thể truyền → cắt và nối ADN tái tổ hợp → đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận C. Tạo ADN tái tổ hợp → phân lập dòng ADN tái tổ hợp → đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận D. Phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp → chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 14: Trong các phương pháp sau đây, có bao nhiêu phương pháp có thể tạo ra giống mới mang nguồn gen của hai loài sinh vật. 1. Tạo giống dựa trên nguồn biến dị tổ hợp. 2. Phương pháp lai tế bào sinh dưỡng. 3. Tạo giống nhờ công nghệ gen. 4. Nuôi cấy hạt phấn, sau đó lưỡng bội hóa. 5. Gây đột biến nhân tạo, sau đó chọn lọc. Đáp án đúng: A. 3 B. 2 C. 4 D. 1 Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 15: Mắt dẹt ở ruồi giấm là do đột biến lặp đoạn trên NST giới tính X. Để tạo ra ruồi giấm mắt dẹt trước hết cần: A. Gây đột biến tiền phôi ở ruồi đực mắt lồi. B. Gây đột biến tiền phôi ở ruồi cái mắt lồi. C. Gây đột biến giao tử ở ruồi cái mắt lồi. D. Gây đột biến giao tử ở ruồi đực mắt lồi. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 16: Chia cắt một phôi động vật thành nhiều phôi, cho phát triển trong cơ thể nhiều con cái khác nhau từ đó nhanh chóng tạo ra hàng loạt con giống có kiểu gen giống nhau gọi là phương pháp: A. Nhân bản vô tính tế bào động vật. B. Công nghệ sinh học tế bào C. Cấy truyền phôi. D. Cấy truyền hợp tử Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 17: Chất cônsixin ngăn cản sự hình thành thoi vô sắc nên thường dùng để gây dạng đột biến nào? A. Đột biến dị bội hóa. B. Đột biến đa bội hóa. C. Đột biến gen. D. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 18: Phương pháp chọn giống nào dưới đây được dùng phổ biến trong chọn giống vi sinh vật? A. Gây đột biến bằng các tác nhân vật lí, hóa học. B. Ưu thế lai. C. Lai giữa loài đã thuần hóa và loài hoang dại. D. Lai khác dòng. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 19: Chuyển gen tổng hợp chất kháng sinh của xạ khuẩn (Penucilium sp) vào vi khuẩn (E.coli) người ta đã giải quyết được vấn đề gì trong sản xuất kháng sinh A. Rút ngắn thời gian. B. Nâng cao chất lượng sản phẩm. C. Hạ giá thành sản phẩm. D. Tăng sản lượng. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 20: Khi nói về ứng dụng di truyền vào chọn giống, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Các nhà khoa học Việt Nam đã tạo giống dâu tằm tam bội bằng cách gây tứ bội hóa, sau đó cho cây tứ bội lai với cây lưỡng bội để thu được cây tam bội. II. Nhân bản vô tính ở động vật chỉ cho phép nhân nhanh các giống quý hiếm mà không tạo ra được giống mới. III. Trong cùng một tổ hợp lai, phép lai thuận có thể không có ưu thế lai nhưng phép lai nghịch lại có ưu thế lai. IV. Tiến hành nuôi hạt phấn, sau đó gây lưỡng bội hóa sẽ thu được dòng thuần chủng. A. 3 B. 2 C. 1 D. 4 Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án