Trắc Nghiệm Chuyên Đề Di Truyền Học ứng Dụng

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 212:
    Ở một loài thực vật, xét một cá thể có kiểu gen AaBb\(\frac{DE}{de}\). Người ta tiến hành thu hạt phấn của cây này rồi tiến hành nuôi cấy trong điều kiện thí nghiệm, sau đó lưỡng bội hóa thành công toàn bộ các cây con. Cho rằng quá trình phát sinh hạt phấn đã xảy ra hoán vị gen giữa các alen D và d với tần số 20%. Theo lí thuyết, tỉ lệ dòng thuần thu được từ quá trình nuôi cấy nói trên là:
    • A. 20%.
    • B. 40%.
    • C. 100%.
    • D. 5%.
    Xem đáp án
     
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 213:
    Cho các thông tin sau:
    (1) Cắt ADN của tế bào cho và mở plasmit bằng enzim đặc hiệu.
    (2) Tách ADN ra khỏi tế bào cho và tách plasmit từ tế bào vi khuẩn.
    (3) Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
    (4) Nối đoạn ADN của tế bào cho vào plasmit.
    (5) Phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp mang gen mong muốn.
    Trình tự đúng trong kĩ thuật chuyển gen là:
    • A. (1) → (2) → (4) → (3) → (5).
    • B. (2) → (1) → (4) → (3) → (5).
    • C. (5) → (1) → (4) → (2) → (3).
    • D. (2) → (4) → (1) → (3) → (5).
    Xem đáp án
     
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 214:
    Để tạo ra một giống cây thuần chủng có kiểu gen aaBBDD từ hai giống cây ban đầu có kiểu gen AABBdd và aabbDD, người ta tiến hành:
    • A. Lai hai giống ban đầu với nhau tạo F1; cho F1 tự thụ phấn tạo F2; chọn các cây F2 có kiểu hình (aaB-D-) rồi cho tự thụ phấn qua một số thế hệ để tạo ra giống cây có kiểu gen aaBBDD.
    • B. Lai hai giống ban đầu với nhau tạo F1; cho F1 tự thụ phấn tạo F2; chọn các cây F2 có kiểu hình (aaB-D-) rồi dùng phương pháp tế bào học để xác định cây có kiểu gen aaBBDD.
    • C. Lai hai giống ban đầu với nhau tạo F1 rồi chọn lọc các cây có kiểu hình (aaB-D-) cho tự thụ phấn qua một số thế hệ để tạo ra giống cây có kiểu gen aaBBDD.
    • D. Lai hai giống ban đầu với nhau tạo F1; cho F1 lai trở lại với cây có kiểu gen AABBdd tạo F2. Các cây có kiểu hình (aaB-D-) thu được ở F2 chính là giống cây có kiểu gen aaBBDD.
    Xem đáp án
     
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 216:
    Cho các phương pháp sau:
    - (1) Tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ.
    - (2) Dung hợp tế bào trần khác loài.
    - (3) Lai giữa các dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau để tạo ra F1.
    - (4) Nuôi cấy hạt phấn rồi tiến hành lưỡng bội hoá các dòng đơn bội.
    Các phương pháp có thể sử dụng để tạo ra dòng thuần chủng ở thực vật là:
    • A. (2), (3).
    • B. (1), (3).
    • C. (1), (4).
    • D. (1), (2).
    Xem đáp án
     
  7. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 217:
    Cho các thành tựu sau:
    (1) Tạo chủng vi khuẩn Ecoli sản xuất insulin của người.
    (2) Tạo giống dâu tằm tam bội có năng suất tăng cao hơn so với dạng lưỡng bội bình thường.
    (3) Tạo ra giống bông và giống đậu tương mang gen kháng thuốc diệt cỏ của thuốc lá cảnh Petunia.
    (4) Tạo ra giống dưa hấu tam bội không có hạt, hàm lượng đường cao.
    Những thành tựu đạt được do ứng dụng kĩ thuật chuyển gen là:
    • A. (1), (3).
    • B. (3), (4).
    • C. (1), (2).
    • D. (1), (4).
    Xem đáp án
     
  8. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 218:
    Trong kĩ thuật chuyển gen, các nhà khoa học thường chọn thể truyền có gen đánh dấu nhằm mục đích nào sau đây?
    • A. Nhận biết các tế bào đã nhận được ADN tái tổ hợp.
    • B. Giúp enzim cắt giới hạn (restrictaza) nhận biết vị trí cần cắt trên thể truyền.
    • C. Dễ dàng chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
    • D. Tạo điều kiện cho enzim nối (ligaza) hoạt động tốt hơn.
    Xem đáp án
     
  9. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  10. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 220:
    Bằng cách nào để nhận biết các dòng vi khuẩn đã nhận được ADN tái tổ hợp trong kỹ thuật chuyển gen vào tế bào nhận nhờ thể truyền?
    • A. Chọn thể truyền có các gen chỉ thị đặc hiệu để nhận biết.
    • B. Dùng Canxi clonia làm giãn màng tế bào hoặc dùng xung điện.
    • C. Dùng xung điện để thay đổi tính thấm của màng tế bào đối với axit nucleic.
    • D. Dùng phương pháp đánh dấu bằng đồng vị phóng xạ.
    Xem đáp án