Câu 31: Mục đích chủ yếu của việc gây đột biến nhân tạo ở vật nuôi và cây trồng là: A. Thúc đẩy tăng trọng ở vật nuôi và cây trồng sau khi đã được xử lý gây đột biến B. Làm tăng sức chống chịu của vật nuôi và cây trồng C. Tạo nguồn biến dị cho công tác chọn giống D. Làm tăng khả năng sinh sản của cơ thể Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 32: Cho các thành tựu: (1) Tạo chủng vi khuẩn E.Coli sản xuất insulin của người. (2) Tạo giống dâu tằm tam bội có năng suất tăng cao hơn so với dạng lưỡng bội bình thường. (3) Tạo ra giống bông và đậu tương mang gen kháng thuốc diệt cỏ của thuốc lá cảnh Petunia. (4) Tạo ra giống dưa hấu tam bội không có hạt, hàm lượng đường cao. Những thành tựu đạt được do ứng dụng kĩ thuật di truyền là: A. (1), (2). B. (3), (4). C. (1), (3). D. (1), (4). Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 33: Loài bông trồng ở Mĩ có bộ nhiễm sắc thể (NST) 2n = 52 trong đó có 26 NST lớn và 26 NST nhỏ. Loài bông của châu Âu có bộ NST 2n = 26 gồm toàn NST lớn. Loài bông hoang dại ở Mĩ có bộ NST 2n = 26 toàn NST nhỏ. Cơ chế nào đã dẫn đến sự hình thành loài bông trồng ở Mĩ có bộ NST 2n= 52 ? A. Con đường lai xa và đa bội hoá. B. Con đường sinh thái. C. Con đường địa lí. D. Con đường cách li tập tính. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 34: Cơ chế tác dụng của cônsixin là A. gây sao chép nhầm hoặc biến đổi cấu trúc của gen gây đột biến đa bội. B. làm cho 1 cặp nhiễm sắc thể không phân li trong quá trình phân bào. C. ngăn cản sự hình thành thoi vô sắc do đó bộ nhiễm sắc thể không phân li trong quá trình phân bào. D. làm đứt tơ của thoi vô sắc nên bộ nhiễm sắc thể không phân li trong quá trình phân bào. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 35: Bước chuẩn bị quan trọng nhất để tạo ưu thế lai là A. Bồi dưỡng, chăm sóc giống. B. Tạo giống thuần chủng, chọn đôi giao phối. C. Kiểm tra kiểu gen về các tính trạng quan tâm. D. Chuẩn bị môi trường sống thuận lợi cho F1. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 36: Tạo giống cây trồng bằng công nghệ tế bào không có phương pháp nào sau đây? A. Nuôi cấy tế bào thực vật invitro tạo mô sẹo. B. Cấy truyền phôi. C. Nuôi cấy hạt phấn. D. Chọn dòng tế bào xôma có biến dị. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 37: Ưu thế lai thể hiện rõ nhất ở đời con lai F1 của phép lai? A. Khác chi. B. Khác loài. C. Khác thứ. D. Khác dòng. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 38: Trong các nhận xét sau có bao nhiêu nhận xét không đúng? (1) Lai xa kèm đa bội hóa, dung hợp tế bào trần khác loài có thể tạo thể song nhị bội. (2) Để tạo ra giống mới có thể dùng phương pháp nhân bản vô tính, cấy truyền phôi. (3) Phương pháp tạo giống bằng gây đột biến được áp dụng chủ yếu ở động vật và vi sinh vật. (4) Phương pháp nhân bản vô tính ở động vật tạo ra cá thể có kiểu gen giống với kiểu gen của sinh vật cho nhân. (5) Nhân giống bằng phương pháp cấy truyền phôi tạo ra các cá thể có cùng kiểu gen, cùng giới tính. A. 2 B. 3 C. 4 D. 1 Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 39: Ở động vật, để tạo nguyên liệu cho nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện tính trạng người ta dùng phương pháp? A. Lai xa đa bội hóa B. Cấy truyền phôi C. Nhân bản vô tính D. Gây đột biến Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 40: Người ta phải dùng thể truyền để chuyển một gen từ tế bào cho sang tế bào nhận là vì A. nếu không có thể truyền thì gen cần chuyển sẽ không vào được tế bào nhận B. nếu không có thể truyền thì gen có vào được tế bào nhận cũng không thể nhân lên và phân li đồng đều về các tế bào con khi tế bào phân chia C. nếu không có thể truyền thì khó có thể thu được nhiều sản phẩm của gen trong tế bào nhận D. nếu không có thể truyền thì gen sẽ không thể tạo ra sản phẩm trong tế bào nhận Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án