Câu 81: Sau khi đa bội hóa cây lưỡng bội (P) được cây tứ bội (P1). Cây (P1) được tạo ra A. có khả năng trở thành loài mới nếu có khả năng phát triển một quần thể thích nghi. B. là loài mới vì kiểu hình hoàn toàn khác, sức sống và khả năng sinh sản cao hơn so với cây (P). C. là loài mới vì đã có bộ nhiễm sắc thể khác biệt và bị cách li sinh sản với (P). D. luôn có kiểu gen thuần chủng về tất cả các cặp gen. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 82: Cây lai được tạo nên từ phép lai giữa cải củ (2nA = 18) và cải bắp (2nB = 18) có đặc điểm gì? A. Mang 2 bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2nA + 2nB = 36, sinh trưởng phát triển được nhưng bất thụ. B. Mang 2 bộ nhiễm sắc thể đơn bội nA + nB = 18, sinh trưởng phát triển được nhưng bất thụ. C. Mang 2 bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2nA + 2nB = 36, bất thụ, không sinh trưởng phát triển được. D. Mang 2 bộ nhiễm sắc thể đơn bội nA + nB = 18, bất thụ và không sinh trưởng phát triển được. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 83: Người ta dự định nuôi các hạt phấn của một số cây cùng loài sau đó gây lưỡng bội hóa nhằm tạo các dòng thuần. Để thu được nhiều dòng thuần nhất, nên chọn cây nào trong số các cây có kiểu gen sau để thực hiện? A. AABbDdEe. B. AaBbDdEe. C. AaBBDDEE. D. aaBBDdEe. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 84: Cho các thành tựu sau: (1)Tạo chủng vi khuẩn E. Coli sản xuất insulin người. (2)Tạo giống dưa hấu tam bội không có hạt, có hàm luợng đường cao. (3)Tạo giống bông và giống đậu tương mang gen kháng thuốc diệt cỏ của thuốc lá cảnh Petunia. (4) Tạo giống dâu tằm có năng suất cao hơn dạng lưỡng bội bình thường. (5)Tạo giống lúa “gạo vàng” có khả năng tổng hợp p-caroten (tiền vitamin A) trong hạt. (6) Tạo giống cây trồng lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp về tất cả các gen. (7) Tạo giống cừu sản sinh prôtêin huyết thanh của người trong sữa. (8) Tạo giống pomato từ khoai tây và cà chua. Các thành tựu trên được ứng dụng trong công nghệ gen là? A. 1, 3, 5 ,7. B. 2, 4, 6, 8. C. 1, 2, 4, 5, 8. D. 3, 4, 5, 7, 8. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 85: Công nghệ tế bào đã đạt được thành tựu nào sau đây? A. Tạo ra giống lúa có khả năng tổng hợp β-carôten ở trong hạt. B. Tạo ra giống dâu tằm tam bội có năng suất lá cao. C. Tạo ra chủng vi khuẩn E. coli có khả năng sản xuất insulin của người. D. Tạo ra cừu Đôly. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 86: Sử dụng phương pháp nào sau đây có thể tạo ra giống mới mang đặc điểm của hai loài mà bằng cách tạo giống thông thường không thể tạo ra được? A. Gây đột biến nhân tạo. B. Nuôi cấy hạt phấn. C. Dung hợp tế bào trần. D. Nhân bản vô tính. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 87: Để tạo động vật chuyển gen, người ta thường dùng phương pháp vi tiêm để tiêm gen vào hợp tử, sau đó hợp tử phát triển thành phôi, chuyển phôi vào tử cung con cái. Việc tiêm gen vào hợp tử được thực hiện khi A. tinh trùng bắt đầu thụ tinh với trứng. B. nhân của tinh trùng đã đi vào trứng nhưng chưa hòa hợp với nhân của trứng. C. hợp tử đã phát triển thành phôi. D. hợp tử bắt đầu phát triển thành phôi. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 88: Chuyển nhân tế bào sinh dưỡng của một cá thể X có kiểu gen AAbbDD vào trứng đã bị mất nhân của cơ thể (Y) có kiểu gen aaBBdd nhằm tạo ra tế bào chuyển nhân. Nuôi cấy tế bào chuyển nhân tạo nên cơ thể hoàn chỉnh (Z). Có bao nhiêu phát biểu sau đây là không đúng? (1) Cơ thể Z được xem là sinh vật biến đổi gen. (2) Cơ thể Z được xem là một thể khảm. (3) Cơ thể Z biểu hiện nhiều đặc tính vượt trội so với cơ thể X và cơ thể Y do có kiểu gen dị hợp. (4) Cơ thể Z mang đặc tính của hai loài khác nhau. A. 3. B. 1. C. 2. D. 4. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 89: Hiện tượng ưu thế lai là: A. Con lai F1, có sức sống cao hơn bố mẹ, khả năng chống chịu tốt, năng suất cao. B. Con lai F1, dùng làm giống tiếp tục tạo ra thế hệ sau có các đặc điểm tốt hơn. C. Con lai F1, mang các gen đồng hợp tử trội nên có đặc điểm vượt trội bố mẹ. D. F1 có tỉ lệ đồng hợp cao nhất, sau đó giảm dần qua các thế hệ. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 90: Cho các phương pháp sau: (1) Tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ đối với cây giao phấn. (2) Dung hợp tế bào trần khác loài. (3) Lai giữa các dòng thuần khác nhau tạo ra F1. (4) Nuôi cấy hạt phấn rồi lưỡng bội hoá các dòng đơn bội. (5) Tứ bội hóa cơ thể lưỡng bội được tạo ra từ hai dòng bố mẹ thuần chủng khác nhau của cùng một loài. Có bao nhiêu phương pháp ở trên dùng để tạo ra các dòng thuần ở thực vật? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án