Trắc Nghiệm Chuyên Đề Dòng điện Xoay Chiều

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 101:
    Một mạch dao động gồm cuộn cảm có độ tự cảm 27μH , trở thuần 1W và một tụ điện có điện dung 3000pF. Hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ điện là 5V. Để duy trì dao động cần cung cấp cho mạch điện một công suất là
    • A. 112,5kW
    • B. 335,4 W
    • C. \(1,{37.10^{ - 3}}\) V
    • D. 0,037W
    Đáp án đúng: C
    Ta có \({I_0} = \omega {q_0} = \omega C{U_0} = {U_0}\sqrt {\frac{C}{L}} = 57,{7.10^{ - 3}}A;P = \frac{{I_0^2.R}}{2} = 1,{37.10^{ - 3}}W\)
     
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 102:
    Một cuộn dây khi mắc vào hiệu điện thế xoay chiều 50V-50Hz thì cường độ dòng điện qua cuộn dây là 0,2A và công suất tiêu thụ trên cuộn dây là 1,5W . Hệ số công suất của mạch là
    • A. \(k = 0,15\)
    • B. \(k = 0,25\)
    • C. \(k = 0,50\)
    • D. \(k = 0,75\)
    Đáp án đúng: A
    Từ công thức tính công suất của mạch ta suy rs biểu thức tính hệ số công suất của mạch như sau
    \(P = IU\cos \varphi \Rightarrow \cos \varphi = \frac{P}{{UI}} = \frac{{1,5}}{{0,2.50}} = 0,15\)
     
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 103:
    Điện áp tức thời \(u = 200\cos \left( {{\rm{100}}\pi {\rm{t + }}\frac{{2\pi }}{3}} \right)V\) . Trong thời gian 0,05s kể từ thời điểm ban đầu . Số lần điện áp u =150V là:
    • A. 4
    • B. 5
    • C. 6
    • D. 7
    Đáp án đúng: A
    01.PNG
    Phương pháp giải sử dụng mối liên hệ giữa đường tròn lượng giác và dòng điện xoay chiều
    Chu kỳ dao động của mạch là \(T = \frac{1}{f} = \frac{1}{{50}} = 0,02s,t = 0,05s = 2,5T\)
    Ta thấy ở thời điểm ban đầu điện áp ở vị trí – 100V
    Từ đồ thị ta thấy trong khoảng thời gian t = 2,5T số lần điện áp của dòng điện là 150V là 4 lần
     
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 104:
    Chọn câu sai dưới đây
    • A. Động cơ không đồng bộ ba pha biến điện năng thành cơ năng.
    • B. Động cơ không đồng bộ ba pha tạo ra dòng điện xoay chiều ba pha
    • C. Trong động cơ không đồng bộ ba pha, vận tốc góc của khung dây luôn nhỏ hơn vận tốc góc của từ trường quay
    • D. Động cơ không đồng bộ ba pha hoạt động dựa trên cơ sở của hiện tượng cảm ứng điện từ và sử dụng từ trường quay.
    Đáp án đúng: B
     
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 105:
    Một cuộn dây dẫn có điện trở thuần không đáng kể được nối vào mạng điện xoay chiều 127V , 50Hz . Dòng điện cực đại qua nó bằng 10A. Độ tự cảm của cuộn dây là
    • A. 0,04H
    • B. 0,08H
    • C. 0,057H
    • D. 0,114 H
    Đáp án đúng: C
    Ta có: \({Z_L} = \frac{{{U_0}}}{{{I_0}}} = \frac{{127.\sqrt 2 }}{{10}} = 18\Omega \Rightarrow L = \frac{{{Z_L}}}{\omega } = \frac{{18}}{{100\pi }} = 0,057H\)
     
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 106:
    Đoạn mạch điện AB gồm các đoạn mạch AM, MN, NB ghép nối tiếp. Trong đó AM chứa cuộn dây, MN chứa điện trở thuần R, NB chứa tụ điện có điện dung C. Đặt vào hai đầu A,B một điện áp xoay chiều ổn định có phương trình \({\rm{u = 210}}\sqrt {\rm{2}} {\rm{cos}}\left( {{\rm{100\pi t}}} \right)\,{\rm{V}}\) . Dùng vôn kế lý tưởng đo điện áp giữa 2 điểm A,N thì thấy vôn kế chỉ 210 V; Đo điện áp giữa 2 điểm M,N thì vôn kế chỉ \(70\sqrt 3 \)V. Dùng dao động kí khảo sát dòng điện chạy trong mạch và điện áp trên các đoạn mạch AM, AN, AB thì thấy: Khoảng thời gian ngắn nhất từ lúc điện áp tức thời uAMcực đại đến lúc cường độ dòng điện tức thời đạt cực đại bằng khoảng thời gian ngắn nhất từ lúc điện áp tức thời uAN cực đại tới lúc điện áp tức thời uAB cực đại. Hệ số công suất của mạch điện là
    • A. \(\frac{1}{2}\)
    • B. \(\frac{1}{{\sqrt 3 }}\)
    • C. \(\frac{{\sqrt 3 }}{2}\)
    • D. \(\frac{1}{{\sqrt 2 }}\)
    Đáp án đúng: C
    01.PNG
    Dùng dao động kí khảo sát dòng điện chạy trong mạch và điện áp trên các đoạn mạch AM, AN, AB thì thấy: Khoảng thời gian ngắn nhất từ lúc điện áp tức thời uAM cực đại đến lúc cường độ dòng điện tức thời đạt cực đại bằng khoảng thời gian ngắn nhất từ lúc điện áp tức thời uAN cực đại tới lúc điện áp tức thời uAB cực đại
    ⇒ độ lệch pha giữa uAM với i và giữa uAN với uAB là bằng nhau và bằng α như hình vẽ
    + Từ hình vẽ ta thấy rằng AMN là tam giác cân tại N
    \( \Rightarrow \cos \frac{\alpha }{2} = \cos \varphi = \frac{{105}}{{70\sqrt 3 }} = \frac{{\sqrt 3 }}{2}\)
     
  7. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 107:
    01.PNG
    Đoạn mạch điện ghép nối tiếp gồm: điện trở thuần \(R = 5\sqrt 2 \) W, tụ điện có điện dung C và cuộn cảm thuần L. Đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng là U và tần số góc w thay đổi được. Khảo sát sự biến thiên của hiệu điện thế hiệu dụng 2 đầu điện trở UR và hiệu điện thế hiệu dụng hai đầu cuộn cảm UL và tần số góc w ta vẽ được đồ thị \({U_R} = {f_R}\left( \omega \right)\) và \({U_L} = {f_L}\left( \omega \right)\) như hình vẽ trên. Với \({\omega _1} = 100\pi \) rad/s, \({\omega _2} = 100\sqrt 2 \pi \)rad/s Giá trị của L và C là
    • A. \(L = \frac{{{{10}^{ - 1}}}}{{\sqrt 2 \pi }}H,C = \frac{{\sqrt 2 {{.10}^{ - 3}}}}{\pi }F\)
    • B. \(L = \frac{{{{10}^{ - 1}}}}{{\sqrt 3 \pi }}H,C = \frac{{\sqrt 3 {{.10}^{ - 3}}}}{\pi }F\)
    • C. \(L = \frac{{\sqrt 5 {{.10}^{ - 1}}}}{\pi }H,C = \frac{{{{10}^{ - 3}}}}{{\sqrt 5 \pi }}F\)
    • D. \(L = \frac{{{{10}^{ - 1}}}}{\pi }H,C = \frac{{{{10}^{ - 3}}}}{\pi }F\)
    Đáp án đúng: B
    Từ đồ thị của UR ta thấy tần số để URmax thõa mãn
    \(\omega _R^2 = \frac{1}{{LC}} = {\left( {100\pi } \right)^2}\)
    + Tần số để \({U_L} = U\)
    \(\omega _L^2 = \frac{{\omega _{0L}^2}}{2} = {\left( {100\sqrt 2 \pi } \right)^2} \Leftrightarrow \frac{1}{{2{{\left( {100\sqrt 2 \pi } \right)}^2}}} = LC - \frac{{{R^2}{C^2}}}{2}\)
    Kết hợp hai phương trình trên ta tìm được
    \(\left\{ \begin{array}{l}
    C = \frac{{\sqrt 3 {{.10}^{ - 3}}}}{\pi }F\\
    L = \frac{{{{10}^{ - 1}}}}{{\sqrt 3 \pi }}
    \end{array} \right.\)
     
  8. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 108:
    Cho đoạn mạch R,L,C mắc nối tiếp với R = 10Ω. Khi tần số dòng điện là f0 thì \({Z_L} = 8\)Ω và \({Z_C} = 6\)Ω. Giá trị tần số dòng điện f để hệ số công suất của mạch bằng 1 là:
    • A. f < f0
    • B. f > f0
    • C. f = f0
    • D. Không tồn tại
    Đáp án đúng: A
    Ta để ý rằng với \(f = {f_0}\) thì mạch đang có tính cảm kháng, đề mạch xảy ra cộng hưởng thì ta phải giảm tần số của dòng điện
     
  9. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 109:
    Mắc một vôn kế (nhiệt) có điện trở rất lớn vào hai đầu điện trở thuần \(R = 50\) Ω trong mạch RLC nối tiếp rồi cho dòng điện xoay chiều \(i\, = \,2\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t\, + \,\pi } \right)\,A\) chạy qua mạch. Số chỉ của vôn kế là
    • A. 200 V.
    • B. 100 V.
    • C. 50 V.
    • D. \(100\sqrt 2 \,V.\)
    Đáp án đúng: B
    Chỉ số của vôn kế cho biết điện áp hiệu dụng ở hai đầu đoạn mạch chứa R
    \({U_V} = IR = 2.50 = 100V\)
     
  10. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 110:
    Cho một cuộn dây có điện trở trong r và độ tự cảm L. Để xác định giá trị điện trở trong r của cuộn dây người ta sử dụng bộ dụng cụ nào dưới đây?
    • A. Nguồn điện xoay chiều và 1 vôn kế nhiệt
    • B. Nguồn điện không đổi 12 V và một Ampe kế khung quay
    • C. Nguồn điện xoay chiều , một vôn kế nhiệt và một Ampe kế khung quay
    • D. Nguồn điện không đổi 12 V và một Vôn kế nhiệt.
    Đáp án đúng: B
    Ta dùng một nguồn điện không đổi 12 V và một ampe kế khung quay
    + Mắc nối tiếp cuộn dây với ampe kế
    + Đặt vào hai đầu đoạn mạch trên nguồn điện không đổi 12 V
    Cảm kháng của cuộn dây không có tác dụng đối với dòng không đổi do vậy
    \(r = \frac{E}{{{I_A}}}\)