Câu 121: Trong hệ thống đường dây truyền tải điện năng của Việt Nam, điện áp hiệu dụng lớn nhất được sử dụng trong quá trình truyền tải là: A. 110 kV B. 500 kV C. 35 kV D. 220 kV Spoiler: Xem đáp án Đáp án đúng: B
Câu 122: Nguyên tắc hoạt động của động cơ không đồng bộ dựa trên A. hiệu ứng Jun – Lenxơ B. hiện tượng tự cảm C. hiện tượng nhiệt điện D. hiện tượng cảm ứng điện từ Spoiler: Xem đáp án Đáp án đúng: D
Câu 123: Cường độ dòng điện trong một đoạn mạch có dạng \(i = 2\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t + \frac{\pi }{3}} \right)\left( A \right)\) . Nếu dùng ampe kế nhiệt để đo cường độ dòng điện trong đoạn mạch trên thì số chỉ là: A. \(\sqrt 2 \,\,A\) B. \(2\sqrt 2 \,\,A\) C. 1 A D. 2 A Spoiler: Xem đáp án Đáp án đúng: D Dùng ampe kết nhiệt để đo cường độ dòng điện thì số chỉ trên ampe kế sẽ là giá trị cường độ dòng điện hiệu dụng \(I = 2A\)
Câu 124: Tổng trở của đoạn mạch không phân nhánh RLC (cuộn dây thuần cảm) không được xác định theo biểu thức nào sau đây? A. \(Z = \sqrt {{{\left( {{Z_L} - {Z_C}} \right)}^2} + {R^2}} \) B. \(Z = \frac{R}{{\cos \varphi }}\) C. \(Z = \sqrt {{{\left( {{Z_L} + {Z_C}} \right)}^2} + {R^2}} \) D. \(Z = \frac{U}{I}\) Spoiler: Xem đáp án Đáp án đúng: C
Câu 125: Một máy phát điện xoay chiều một pha kiểu cảm ứng có p cặp cực từ quay đều với tốc độ góc n (vòng/phút). Tần số của dòng điện do máy tạo ra là f(Hz). Biểu thức liên hệ giữa n, p và f là A. \(n = \frac{{60f}}{p}\) B. \(f = \frac{{60n}}{p}\) C. \(f = np\) D. \(n = \frac{{60p}}{f}\) Spoiler: Xem đáp án Đáp án đúng: A \(f = \frac{{np}}{{60}} \to n = \frac{{60f}}{p}\) với đơn vị của n là vòng/phút
Câu 126: Nhận xét nào sau đây về máy biến áp là không đúng? A. Máy biến áp có thể tăng điện áp hiệu dụng của điện áp xoay chiều. B. Máy biến áp có thể giảm điện áp hiệu dụng của điện áp xoay chiều. C. Máy biến áp có thể thay đổi tần số dòng điện xoay chiều. D. Máy biến áp có thể dùng biến đổi cường độ hiệu dụng của dòng điện xoay chiều. Spoiler: Xem đáp án Đáp án đúng: C Máy biến áp có thể dùng biến đổi cường độ hiệu dụng của dòng điện xoay chiều.
Câu 139: Một bóng đèn có ghi 110 V – 100 W mắc nối tiếp với điện trở R vào một mạch điện xoay chiều có \(u = 220\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t} \right)\) V. Để đèn sáng bình thường thì R phải có giá trị bằng bao nhiêu? A. \(126\Omega \) B. \(125\Omega \) C. \(124\Omega \) D. \(121\Omega \) Spoiler: Xem đáp án Đáp án đúng: D Điện trở của bóng đèn \({R_d} = \frac{{{U^2}}}{P} = 121\Omega \) Để đèn sáng bình thường thì dòng qua mạch phải là \(I = \frac{P}{U} = \frac{{10}}{{11}}A\) Ta có: \(I = \frac{U}{{R + {R_d}}} \Leftrightarrow \frac{{10}}{{11}} = \frac{{220}}{{R + 121}} \Rightarrow R = 121\Omega \)
Câu 140: Hình vẽ nào dưới đây biểu diễn sự phụ thuộc dung kháng theo tần số f ? A. Hình 4. B. Hình 1 C. Hình 3. D. Hình 2 Spoiler: Xem đáp án Đáp án đúng: C \({Z_C} = \frac{1}{{C2\pi f}} \Rightarrow \) hypebol
Câu 141: Đặt điện áp xoay chiều \(u = {U_0}\cos \left( {100\pi t + \frac{\pi }{3}} \right)\) vào hai đầu một cuộn cảm thuần có độ tự cảm \(L = \frac{1}{{2\pi }}H\) . Ở thời điểm điện áp ở hai đầu cuộn cảm là \(100\sqrt 2 V\) thì cường độ dòng điện qua cuộn cảm là 2 A. Biểu thức của cường độ dòng điện qua cuộn cảm A. \(i = 2\sqrt 3 \cos \left( {100\pi t - \frac{\pi }{6}} \right)\) A B. \(i = 2\sqrt 3 \cos \left( {100\pi t + \frac{\pi }{6}} \right)\) A C. \(i = 2\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t + \frac{\pi }{6}} \right)\) A D. \(i = 2\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t - \frac{\pi }{6}} \right)\) A Spoiler: Xem đáp án Đáp án đúng: A Đối với đoạn mạch chỉ chứa cuộn cảm thuần thì điện áp và dòng điện luôn vuông pha với nhau, với hai đại lượng vuông pha, ta có : \({\left( {\frac{u}{{{U_0}}}} \right)^2} + {\left( {\frac{i}{{{I_0}}}} \right)^2} = 1 \Leftrightarrow {\left( {\frac{u}{{{I_0}{Z_L}}}} \right)^2} + {\left( {\frac{i}{{{I_0}}}} \right)^2} = 1 \Rightarrow {I_0} = \sqrt {{{\left( {\frac{u}{{{Z_L}}}} \right)}^2} + {i^2}} = 2\sqrt 3 A\) Dòng trong mạch trễ pha \(\frac{\pi }{2}\) nên \(i = 2\sqrt 3 \cos \left( {100\pi t - \frac{\pi }{6}} \right)A\)
Câu 142: Điện thế hiệu dụng của mạng điện dân dụng bằng 220 V. Giá trị biên độ của hiệu điện thế đó bằng bao nhiêu A. 440 V B. 220 V C. \(220\sqrt 2 \) V D. \(\frac{{220}}{{\sqrt 2 }}\,\,V\) Spoiler: Xem đáp án Đáp án đúng: C Giá trị cực đại của dòng điện \({I_0} = I\sqrt 2 = 220\sqrt 2 V\)