Câu 1484: Cho đoạn mạch AB theo thứ tự gồm cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L, một đoạn mạch X và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp. Gọi M là điểm nối giữa L và X, N là điểm nối giữa X và C. Đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp xoay chiều \(u = U_0 cos\omega t\) với ω thỏa mãn điều kiện LCω2 = 1. Khi đó điện áp hiệu dụng của đoạn mạch AN (chứa L và X) gấp \(\sqrt{3}\) lần điện áp hiệu dụng của đoạn mạch MB (chứa X và C). Độ lệch pha lớn nhất giữa điện áp của cuộn dây và đoạn mạch X bằng: A. \(\pi\)\3 B. \(\pi\)\2 C. 2\(\pi\)\3 D. \(\pi\)\6 Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 1485: Một máy tăng áp có cuộn thứ cấp mắc với điện trở thuần, cuộn sơ cấp mắc với nguồn điện xoay chiều. Tần số dòng điện trong cuộn thứ cấp A. Có thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn trong cuộn sơ cấp B. Bằng tần số dòng điện trong cuộn sơ cấp C. Luôn luôn lớn hơn tần số dòng điện trong cuộn sơ cấp D. Luôn nhỏ hơn tần số dòng điện trong cuộn sơ cấp Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 1486: Muốn đo cường độ dòng điện hiệu dụng và điện áp hiệu dụng của đoạn mạch xoay chiều ta sử dung ampe kế xoay chiều ( A) và vôn kế xoay chiều (V). Khi đó hai dụng cụ đo cần mắc với mạch: A. (A) song song, (V) song song B. (A) nối tiếp, (V) song song C. (A) nối tiếp, (V) nối tiếp D. (A) song song, (V) nối tiếp Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 1487: Đặt điện áp xoay chiều \(u = U_0 cos(\omega t) (V)\) vào hai đầu đoạn mạch RLC nối tiếp, trong đó cuộn dây thuần cảm, R là biến trở. Điều chỉnh biến trở R để công suất đoạn mạch cực đại, khi đó hệ số công suất đoạn mạch bằng: A. \(\frac{1}{2}\) B. \(\frac{\sqrt{2}}{2}\) C. \(\frac{\sqrt{3}}{2}\) D. 1 Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 1488: Đặt điện áp \(u = U_0cos\omega t\) t ( ω thay đổi được) vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần, cuộn cảm thuần và tụ điện mắc nối tiếp. Khi ω = ω1 thì cảm kháng của cuộn dây gấp 4 lần dung kháng của tụ. Khi ω = ω2 thì trong mạch xảy ra hiện tượng cộng hưởng. hệ thức đúng là: A. $φ_1 = 4ω_2$ B. $φ_2 = 2ω_1$ C. $ω_2 = 4ω_1$ D. $ω_1 = 2ω_2$ Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 1489: Đoạn mạch xoay chiều RLC nối tiếp, ban đầu đang có cảm kháng lớn hơn dung kháng. Khi tăng điện dung C của tụ điện từ giá trị ban đầu (các thông số khác giữ không đổi) thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch sẽ: A. tăng lên cực đại rồi giảm B. luôn giảm C. . không đổi D. luôn tăng Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 1490: Đặt điện áp xoay chiều \(u = 120\sqrt{2} cos(100 \pi t) V\) vào hai đầu đoạn mạch RLC mắc nối tiếp thì điện áp hai đầu RL vuông pha với điện áp hai đầu đoạn mạch và điện áp hiệu dụng trên tụ bằng 240V. Nếu nối tắt tụ C thì biểu thức điện áp tức thời hai đầu cuộn dây A. \(u_L = 60\sqrt{6} cos(100 \pi t + \frac{\pi}{3}) V\) B. \(u_L = 30\sqrt{2} cos(100 \pi t + \frac{\pi}{6}) V\) C. \(u_L = 60\sqrt{6} cos(100 \pi t + \frac{\pi}{6}) V\) D. \(u_L = 30\sqrt{6} cos(100 \pi t + \frac{\pi}{3}) V\) Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 1491: Từ thông qua một khung dây dẫn phẳng biến thiên điều hòa theo thời gian \(\Phi = \Phi _0 cos(\omega t + \varphi _1)\)rong khung dây suất hiện một suất điện động cảm ứng \(e = E_0 cos(\omega t + \varphi _2)\). Hiệu số $φ_1 – φ_2$ nhận giá trị nào sau đây A. \(\pi\) B. 0 C. \(\pi/2\) D. \(-\pi/2\) Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 1492: Đặt điện áp xoay chiều \(u = 220\sqrt{2} cos(100 \pi t)V\) vào hai đầu đoạn mạch $AB$ như hình bên. Điều chỉnh $L$ và $C$ để cường độ dòng điện tức thời trong mạch i luôn cùng pha với u; đồng thời thấy rằng điện áp $u_{MN}$ trễ pha với điện áp uMB một góc lớn nhất là $36,87^0$ . Lúc đó điện áp hiệu dụng hai đầu đoạn mạch $MN$ xấp xỉ A. 123V B. 173V C. 156V D. 141V Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 1493: Một dòng điện xoay chiều có tấn số 60Hz. Tại $t = 0$, giá trị tức thời của dòng điện bằng 0. Trong một giây đầu, số lần giá trị tức thời bằng giá trị hiệu dụng là A. 60 lần B. 120 lần C. 240 lần D. 30 lần Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án