Câu 1584: Một dòng điện xoay chiều có biểu thức \(i = I_0cos(100 \pi t)\) chạy qua điện trở thuần R = 10 Ω thì công suất tỏa nhiệt trên điện trở là 125W. Giá trị cực đại của cường độ dòng điện là A. 3,5A. B. 2,5A. C. 5,0A. D. 7,5A. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 1585: Đoạn mạch AB gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp. Đặt vào hai đầu AB điện áp xoay chiều $u = U_0cos(ωt + φ)$, biết khi đó $2LCω^2 = 1$. Ở thời điểm mà điện áp tức thời giữa hai đầu điện trở bằng 40 V và điện áp tức thời giữa hai đầu tụ điện bằng 60V thì điện áp tức thời giữa hai đầu đoạn mạch A. 50 V. B. 70 V. C. 55 V. D. 100 V. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 1586: Cho đoạn mạch R,L,C mắc nối tiếp (hình vẽ) \(u_{AB} = 160\sqrt{2} cos100 \pi t V\). Hệ số công suất của đoạn mạch AB là $cosφ_1 = 0,6$ và hệ số công suất của đoạn mạch AN là $cosφ_2 = 0,8$. Số chỉ vôn kế bằng A. 160 V. B. 213 V. C. 90 V. D. 120 V. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 1587: Đặt điện áp u = U0cosωt có ω thay đổi được vào hai đầu đoạn mạch gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L, điện trở thuần R và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp. Khi \(\omega < \frac{1}{\sqrt{LC}}\) thì A. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở thuần R nhỏ hơn điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch. B. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở thuần R bằng điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch. C. Cường độ dòng điện trong đoạn mạch trễ pha so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch. D. Cường độ dòng điện trong đoạn mạch cùng pha so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 1588: Trong một máy biến áp, số vòng N2 của cuộn thứ cấp gấp đôi số vòng N1 của cuộn sơ cấp. Đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp điện xoay chiều $u = U_0cosωt$ thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu của cuộn thứ cấp có giá trị là A. \(\sqrt{2}U_0\) B. \(2\sqrt{2}U_0\) C. \(2U_0\) D. \(\frac{U_0}{2}\) Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 1589: Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch RLC nối tiếp có điện dung C của tụ điện thay đổi thì thấy: khi $C = C_1$ và $C = C_2$, điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ điện có cùng một giá trị. Để điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ điện đạt cực đại thì phải điểu chỉnh điện dung tới giá trị bằng A. $0,4(C_1 + C_2)$. B. $0,5(C_1 + C_2)$. C. $(C_1 + C_2)$. D. $2(C_1 + C_2)$. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 1590: Đặt vào hai đầu đoạn mạch R, L, C mắc nối tiếp điện áp \(u = 220 \sqrt{2} cos\omega t (V)\) Khi ω thay đổi thì cường độ dòng điện hiệu dụng chạy qua đoạn mạch có giá trị cực đại bằng 2A. Điện trở thuần của đoạn mạch là: A. R = 150 \(\Omega\) B. R = 110 \(\Omega\) C. R = 200 \(\Omega\) D. R = 50 \(\Omega\) Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 1591: Khi dùng đồng hồ đa năng hiện số có một núm xoay để đo điện áp xoay chiều, ta đặt núm xoay ở vị trí: A. DCV. B. ACV. C. ACA. D. DCA. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 1592: Điều khẳng định nào sau đây là đúng khi nói về máy biến áp? A. Máy biến áp có tác dụng làm thay đổi tần số của dòng điện xoay chiều. B. Máy biến áp có thể làm thay đổi điện áp của dòng điện một chiều. C. Nếu số vòng dây của cuộn sơ cấp lớn hơn số vòng dây của cuộn thứ cấp thì gọi là máy hạ áp. D. Nếu số vòng dây của cuộn sơ cấp lớn hơn số vòng dây của cuộn thứ cấp thì gọi là máy tăng áp. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 1593: Khi đặt hiệu điện thế không đổi 40 V vào hai đầu cuộn dây có độ tự cảm \(\frac{2}{5 \pi}H\) thì dòng điện chạy qua cuộn dây có cường độ 1A. Nếu đặt vào hai đầu cuộn dây này điện áp \(u = 160 \sqrt{2}cos (100 \pi t ) V\) biểu thức của cường độ dòng điện chạy trong cuộn dây là: A. \(i = 4 cos(120 \pi t + \frac{\pi}{4})A\) B. \(i = 4\sqrt{2} cos(100 \pi t + \frac{\pi}{4})A\) C. \(i = 4\sqrt{2} cos(100 \pi t - \frac{\pi}{4})A\) D. \(i = 4cos(120 \pi t - \frac{\pi}{4})A\) Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án