Câu 1614: Một khung dây dẫn phẳng dẹt, quay đều quanh trục \(\Delta\)nằm trong mặt phẳng khung dây, trong một từ trường đều có véc tơ cảm ứng từ vuông góc với trục quay \(\Delta\). Từ thông cực đại qua diện tích khung dây bằng \(\frac{11\sqrt{2}}{6\pi} (Wb)\). Tại thời điểm t, từ thông qua điện tích khung dây và suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung dây có độ lớn lần lượt là \(\frac{11\sqrt{2}}{12\pi} (WB)\) và \(110\sqrt{6} (V)\). Tần số của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung dây là A. 120 Hz. B. 60 Hz. C. 50 Hz. D. 100 Hz. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 1615: Đặt điện áp \(u = U_0 cos(\omega t + \varphi ) (V)\) vào hai đầu đoạn mạch có mắc nối tiếp gồm điện trở thuần R, tụ điện có điện dung C và cuộn cảm thuần có độ tự cảm L. Ban đầu đoạn mạch có tính cảm kháng. Biện pháp nào nêu sau đây có thể làm xảy ra cộng hưởng điện trong đoạn mạch? A. Tăng L. B. Giảm R. C. Tăng C. D. Giảm ω Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 1616: Khi điện áp giữa hai đầu đoạn mạch RLC mắc nối tiếp sớm pha \(\pi/4\) so với dòng điện trong mạch thì A. Tần số của dòng điện trong mạch nhỏ hơn giá trị cần xảy ra hiện tượng cộng hưởng. B. Tổng trở của mạch bẳng hai lần thành phần điện trở thuần R của mạch. C. Hiệu số giữa cảm kháng và dung kháng bằng điện trở thuần của mạch. D. Điện áp giữa hai đầu điện trở sớm pha \(\pi/4\) so với điện áp giữa hai đầu tụ điện. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 1617: Một đoạn mạch AB gồm hai đoạn mạch nhỏ $AM$ và $MB$ mắc nối tiếp với nhau. Đoạn mạch $AM$ gồm điện trở $R_1$ mắc nối tiếp với một cuộn thuần cảm có độ tự cảm $L$. Đoạn mạch $MB$ gồm điện trở $R_2$ mắc nối tiếp với tụ điện có điện dung C. Khi đặt vào hai đầu $A$, $B$ một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng $U$ thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch $AM$ là $U_1$, còn điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch $MB$ là $U_2$. Nếu $U_2 = U_{12} + U_{22}$ thì hệ thức liên hệ nào sau đây là đúng? A. $L = CR_1R_2$ B. $C = LR_1R_2$ C. $LC = R_1R_2$ D. $LR_1 = CR_2$ Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 1618: Nếu giảm dần tần số dòng điện xoay chiều trong mạch RLC nối tiếp đang có tính dung kháng thì hệ số công suất của mạch sẽ A. Không đổi B. Tăng lên C. Giảm xuống D. Có thể tăng hoặc giảm Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 1619: Cho một đoạn mạch R, L, C mắc nối tiếp. Khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng điện trong đoạn mạch đó thì nhận định nào sau đây là đúng? A. Tổng trở của đoạn mạch đạt giá trị lớn nhất. B. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở nhỏ hơn điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch. C. Cảm kháng của đoạn mạch nhỏ hơn dung kháng của đoạn mạch. D. Hệ số công suất của đoạn mạch đạt giá trị lớn nhất. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 1620: Đặt điện áp \(u = 120\sqrt{2} cos\omega t (V)\) vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung thay đổi được. Thay đổi điện dung của tụ điện đến giá trị để điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ điện có giá trị cực đại \(U_{cmax}\); khi đó điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm bằng 128 V. Giá trị của\(U_{cmax}\) là A. 200 V. B. 220V. C. 240 V. D. 180 V. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 1621: Đoạn mạch xoay chiều RLC nối tiếp với tụ điện dung C thay đổi được. Đặt vào đầu hai đoạn mạch một điện áp xoay chiều ổn định thì thấy các điện áp hiệu dụng bằng: UR = 100V, UL = 200V, UC = 100V. Nếu thay đổi điện dung của tụ C để điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ C là UC’ = 50V thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở R là A. 180V. B. 100V. C. 82,45V. D. 53,17V. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 1622: Một khung dây dẫn phẳng có N vòng dây, quay đều với tốc độ góc ω quanh trục đối xứng của nó trong một từ trường đều có véc tơ cảm ứng từ vuông góc với trục quay. Từ thông cực đại qua một vòng dây là $Φ_0$. Giá trị hiệu dụng của suất điện động cảm ứng trong khung dây dẫn là A. \(E = \sqrt{2}N\omega \phi _0\) B. \(E = 2N\omega \phi _0\) C. \(E = 0,5\sqrt{2}\omega \phi _0\) D. \(E = N\omega \phi _0\) Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 1623: Đoạn mạch $AB$ gồm điện trở $R$, cuộn dây có điện trở $r = 20$Ω và độ tự cảm \(L = \frac{1}{2 \pi}H\) tụ điện có điện dung $C$ thay đổi được mắc nối tiếp theo đúng thứ tự trên. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng $U = 200$ V và tần số $f = 50$Hz. Thay đổi $C$ đạt tới giá trị $C_m$ thì điện áp hiệu dụng ở hai đầu đoạn mạch chứa cuộn dây và tụ điện ($U_1$) đạt giá trị cực tiểu bằng 50 V. Giá trị của điện trở $R$ bằng A. 20Ω B. 50 Ω C. 60 Ω D. 80 Ω Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án