Trắc Nghiệm Chuyên Đề Dòng điện Xoay Chiều

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 1714:
    Cường độ dòng điện tức thời chạy qua một đoạn mạch xoay chiều là $_i = 2cos100πt (A)$, $t$ đo bằng giây. Tại thời điểm $t_1$ , dòng điện đang giảm và có cường độ bằng 1A. Đến thời điểm $t_2 = t_1 + 0,005(s)$ cường độ dòng điện bằng
    • A. \(\sqrt{3}\)
    • B. \(-\sqrt{2}\)
    • C. \(\sqrt{2}\)
    • D. \(-\sqrt{3}\)
    Xem đáp án
     
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 1715:
    Cuộn dây có điện trở thuần R, độ tự cảm L mắc vào điên áp xoay chiều \(u = 100\sqrt{2} cos(100\pi t)\) (V) thì cường độ dòng điện hiệu dụng qua cuôn dây là 5A và i lệch pha so với u góc 60o. Mắc nối tiếp cuộn dây với đoạn mạch X thì cường độ dòng điện hiệu dụng qua mạch là 3A và điện áp hai đầu cuộn dây vuông pha với điện áp hai đầu $X$. Công suất tiêu thụ trên đoạn mạch $X$ là.
    • A. $200W$
    • B. \(120 \sqrt{3} W\)
    • C. $300 W$
    • D. \(200 \sqrt{2} W\)
    Xem đáp án
     
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 1716:
    Lần lượt đặt điện áp xoay chiều 220 V – 50 Hz vào các dụng cụ P và Q thì dòng điện trong mạch đều có giá trị hiệu dụng bằng 1 A nhưng đối với P thì dòng điện sớm pha hơn điện áp góc \(\frac{\pi }{3}\), còn đối với Q thì dòng cùng pha với điện áp đó. Biết các dụng cụ chỉ chứa điện trở thuần, cuộn cảm và tụ điện. Khi mắc điện áp nói trên vào đoạn mạch chứa P và Q mắc nối tiếp thì dòng điện trong mạch có giá trị hiệu dụng là
    • A. \(0,125\sqrt{2}\) A và trễ pha \(\frac{\pi }{4}\) so với điện áp hai đầu đoạn mạch.
    • B. \(0,125\sqrt{2}\) A và sớm pha \(\frac{\pi }{4}\) so với điện áp hai đầu đoạn mạch.
    • C. \(\frac{1}{\sqrt{3}}\) A và sớm pha \(\frac{\pi }{6}\) so với điện áp hai đầu đoạn mạch.
    • D. \(\frac{1}{\sqrt{3}}\)A và trễ pha \(\frac{\pi }{6}\) so với điện áp hai đầu đoạn mạch.
    Xem đáp án
     
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 1717:
    Mạch điện AB gồm R, L, C nối tiếp, \(u_{AB}=\sqrt2 Ucos\omega t\). Chỉ có L thay đổi được. Khi L thay đổi từ \(L=L_1=\frac{1}{\omega ^2C}\) đến \(L=L_2=\frac{\omega^2C^2R^2+1}{\omega ^2C^2}\) thì
    • A. Cường độ dòng điện luôn tăng.
    • B. Tổng trở của mạch luôn giảm.
    • C. Hiệu điện thế hiệu dụng ở hai đầu cuộn cảm luôn tăng.
    • D. Hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai bản tụ luôn tăng.
    Xem đáp án
     
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 1718:
    Mạch điện AB gồm $R, L, C$ nối tiếp, \(u_{AB}=Ucos\omega t\). Chỉ có ω thay đổi được. Giá trị hiệu dụng của điện áp ở hai đầu các phần tử $R, L, C$ lần lượt là $U_R; U_L; U_C$. Cho $ω$ tăng dần từ $0$ thì thứ tự đạt cực đại của các điện áp trên là:
    • A. $U_C; U_R; U_L$.
    • B. $U_C; U_L; U_R$.
    • C. $U_L; U_R; U_C$.
    • D. $U_R; U_L; U_C$.
    Xem đáp án
     
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 1719:
    Đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp của một máy biến áp lí tưởng (bỏ qua hao phí) một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn thứ cấp (để hở) của nó là 100V. Nếu tăng thêm n vòng dây ở cuộn sơ cấp thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu để hở của cuộn thứ cấp là U, nếu giảm bớt n vòng dây ở cuộn sơ cấp thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu để hở của cuộn thứ cấp là 2U. Hỏi khi tăng thêm 2n vòng dây ở cuộn sơ cấp thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu (để hở) của cuộn thứ cấp của máy biến áp trên bằng bao nhiêu?
    • A. 50 V
    • B. 60 V
    • C. 120 V
    • D. 100 V
    Xem đáp án
     
  7. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 1720:
    Mạch điện xoay chiều nối tiếp AMB có tần số 50Hz. AM chứa L và R = \(50\sqrt{3}\) Ω. MB chứa tụ điện $C = \frac{10^{-4}}{\pi}$ F. Điện áp uAM lệch pha $\frac{\pi}{3}$ so với $u_{AB}$. Giá trị của $L$ là:
    • A. A. \(\frac{\pi}{3}\) H
    • B. B. \(\frac{1}{\pi}\) H
    • C. C. \(\frac{1}{2\pi}\) H
    • D. D. \(\frac{2}{\pi}\) H
    Xem đáp án
     
  8. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 1721:
    Cuộn dây có điện trở thuần R, độ tự cảm L mắc vào điện áp xoay chiều \(u = 250\sqrt{2}cos(100\pi t)\) V thì cường độ dòng điện hiệu dụng qua cuộn dây là 5 A và cường độ dòng điện lệch pha so với hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch là 600. Mắc nối tiếp cuộn dây với đoạn mạch X thì cường độ dòng điện hiệu dụng qua mạch là 3A và điện áp hai đầu cuộn dây vuông pha với điện áp hai đầu X. Công suất tiêu thụ trên đoạn mạch X là
    • A. 200 W.
    • B. 300 W.
    • C. \(200\sqrt{2} W\)
    • D. \(300\sqrt{3} W\)
    Xem đáp án
     
  9. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 1722:
    Cho đoạn mạch RLC mắc nối tiếp với $L/C = R^2$, đặt vào hai đầu đoạn mạch trên điện áp xoay chiều \(u = U\sqrt{2}cos(\omega t)\),(với U không đổi, ω thay đổi được). Khi $ω = ω_1$ và $ω = ω_2 = 9ω_1$ thì mạch có cùng hệ số công suất, giá trị hệ số công suất đó là
    • A. \(\frac{3}{\sqrt{73}}\)
    • B. \(\frac{2}{\sqrt{13}}\)
    • C. \(\frac{2}{\sqrt{21}}\)
    • D. \(\frac{4}{\sqrt{67}}\)
    Xem đáp án
     
  10. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 1723:
    Phát biểu nào sau đây đúng?
    • A. Suất điện động của máy phát điện xoay chiều tỉ lệ với tốc độ quay của rôto.
    • B. Dòng điện do máy xoay chiều tạo ra luôn có tần số bằng số lần quay trong một giây của rôto.
    • C. Chỉ có dòng xoay chiều ba pha mới tạo ra được từ trường quay.
    • D. Dòng điện xoay chiều một pha chỉ có thể do máy phát điện xoay chiều một pha tạo ra
    Xem đáp án