Câu 213: Một đoạn mạch điện xoay chiều chỉ chứa một trong bốn phần tử: điện trở thuần, cuộn dây thuần cảm, cuộn dây không thuần cảm và tụ điện. Đồ thị biễu diễn sự biến thiên theo thời gian của điện áp hai đầu mạch và dòng điện trong mạch. Đoạn mạch này chứa phần tử nào A. cuộn dây thuần cảm B. điện trở thuần C. tụ điện D. cuộn dây không thuần cảm Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 214: Hai máy phát điện xoay chiều một pha: máy thứ nhất có hai cặp cực, roto quay với tốc độ 1600 vòng/phút. Máy thứ hai có 4 cặp cực. Để tần số dòng điện hai máy phát ra là như nhau thì máy thứ hai phải quay với tốc độ A. 160vòng/phút B. 400 vòng/phút C. 3200vòng/phút D. 800 vòng/phút Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 215: Một đoạn mạch có hiệu điện thế xoay chiều gồm R nối tiếp với tụ điện (C là điện dung của tụ điện). Cường độ hiệu dụng của dòng điện qua mạch được xác định bằng hệ thức A. \(I = \frac{{{U_0}}}{{2\sqrt {{R^2} + {C^2}{\omega ^2}} }}\) B. \(I = \frac{{{U_0}}}{{\sqrt 2 \sqrt {{R^2} - {C^2}{\omega ^2}} }}\) C. \(I = \frac{{{U_0}}}{{2\sqrt {{{(R + C\omega )}^2}} }}\) D. \(I = \frac{{{U_0}}}{{\sqrt 2 \sqrt {{R^2} + \frac{1}{{{C^2}{\omega ^2}}}} }}\) Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 216: Cho mạch điện R, L, C mắc nối tiếp có tần số 50 Hz, L = 1/π H. Trong mạch có cộng hưởng điện. Điện dung của tụ điện là A. 10F B. \(\frac{1}{\pi }\) C. \(\frac{{{{10}^{ - 3}}}}{\pi }\) D. \(\frac{{100}}{\pi }\mu F\) Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 217: Cho mạch điện xoay chiều AB gồm đoạn mạch AM nối tiếp với đoạn mạch MB. Đoạn mạch AM gồm điện trở thuần R nối tiếp với tụ điện C, đoạn mạch MB gồm cuộn dây có độ tự cảm L và điện trở R0. Biết điện áp tức thời uAM và uMB vuông pha với nhau (M nằm giữa tụ điện và ống dây). Các thông số R0, R, L, C liên hệ với nhau theo hệ thức A. \(\frac{C}{L} = R{R_0}\) B. \(\frac{L}{C} = \frac{R}{{{R_0}}}\) C. \(\frac{L}{C} = R{R_0}\) D. \(LC = R{R_0}\) Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 218: Một mạch xoay chiều RLC nối tiếp, cuộn dây thuần cảm. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U = 100V. Khi cường độ hiệu dụng trong mạch là I = 1A thì công suất tiêu thụ trên toàn mạch là P = 50W. Giữ U, R cố định còn các thông số khác trong mạch thay đổi. Công suất tiêu thụ cực đại trên đoạn mạch là A. 400 W B. 200 W C. 100 W D. \(100\sqrt 2 W\) Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 219: Một máy biến áp lí tưởng có số vòng dây cuộn sơ cấp bằng 2400 vòng dây, cuộn thứ cấp có 800 vòng dây. Nối hai đầu cuộn sơ cấp với điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 210 V. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn sơ cấp khi máy biến áp hoạt động không tải là A. 0 V B. 105 V C. 630 V D. 70 V Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 220: Cho đoạn mạch điện xoay chiều theo thứ tự điện trở thuần R, cuộn cảm thuần L và tụ điện X. Đặt một điện áp xoay chiều ổn định vào hai đầu đoạn mạch, ta thấy cường độ dòng điện qua mạch chậm pha \(\frac{\pi }{3}\) so với điện áp trên đoạn mạch chứa R và L. Để đoạn mạch có cộng hưởng điện thì dung kháng ZC của tụ điện phải có giá trị bằng A. \(\frac{R}{{\sqrt 3 }}\) B. R C. \(R\sqrt 3\) D. 3R Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 221: Đặt điện áp \(u = 200\sqrt 2 cos(100\pi t)V\) vào hai đầu điện trở thuần \(R = 100\Omega\) . Công suất tiêu thụ của điện trở bằng A. 200 W B. 400 W C. 300 W D. 800 W Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 222: Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch có điện trở R, cuộn cảm thuần L và tụ điện C mắc nối tiếp. Biết \(R = 10\Omega\) , cuộn cảm thuần có \(L = \frac{{0,1}}{\pi }H\) , tụ điện có \(C = \frac{{{{10}^{ - 3}}}}{{2\pi }}F\) và điện áp giữa hai đầu cuộn cảm là \({u_L} = 20\sqrt 2 cos\left( {100\pi t + \frac{\pi }{2}} \right)V\) . Biểu thức điện áp tức thời giữa hai đầu đoạn mạch là A. \(u = 40\cos \left( {100\pi t + \frac{\pi }{4}} \right)V\) B. \(u = 40\cos \left( {100\pi t - \frac{\pi }{4}} \right)V\) C. \(u = 40\cos \left( {100\pi t + \frac{{3\pi }}{4}} \right)V\) D. \(u = 40\cos \left( {100\pi t - \frac{{3\pi }}{4}} \right)V\) Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án