Câu 41: Hai cuộn dây có điện trở và độ tự cảm tương ứng là R1, L1 và R2, L2 mắc nối tiếp. Đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U, tần số góc \(\omega \), gọi U1 và U2 là điện áp hiệu dụng trên các cuộn dây. Điều kiện để U=U1+U2 là A. \(R_2L_1 = R_1L_2\) B. \({R_1} + {R_2} = \omega ({L_1} + {L_2})\) C. \({R_1}{R_2} = \omega {L_1}{L_2}\) D. \(L_1R_1 = L_2R_2\) Spoiler: Xem đáp án Đáp án đúng: A Ta có \(\overrightarrow U = \overrightarrow {{U_1}} + \overrightarrow {{U_2}} \) ; Để U=U1+U2 thì \(\tan {\phi _1} = \tan {\phi _2}\) => \(\frac{{{L_1}\omega }}{{{R_1}}} = \frac{{{L_2}\omega }}{{{R_2}}}\) => $R_2L_1 = R_1L_2$ => chọn A
Câu 42: Mạch điện xoay chiều gồm cuộn dây có điện trở R, độ tự cảm L nối tiếp với tụ điện có điện dung C. Các điện áp hiệu dụng ở hai đầu đoạn mạch U=120V, hai đầu cuộn dây là Ud= \(120\sqrt 2 \)V, hai đầu tụ C là 120V. Tỉ số giữa hệ số công suất toàn mạch và hệ số công suất cuộn dây bằng: A. \(\frac{1}{{\sqrt 3 }}\) B. \(\sqrt 3 \) C. \(\frac{1}{{\sqrt 2 }}\) D. \(\sqrt 2 \) Spoiler: Xem đáp án Đáp án đúng: D Giải hệ pt: \(\left\{ \begin{array}{l} {120^2} = U_R^2 + {({U_L} - {U_C})^2}\\ {120^2}.2 = U_R^2 + U_L^2 \end{array} \right.\) tìm được UL=UR=120V \(\frac{1}{{\frac{1}{{\sqrt 2 }}}} = \sqrt 2 \)=> chọn D
Câu 43: Đại lượng U được đo gián tiếp thông qua 3 đại lượng X, Y, Z cho bởi hệ thức: \(U = \frac{{XY}}{Z}\) . Các phép đo X, Y, Z lần lượt có giá trị trung bình là Xtb, Ytb, Ztb và sai số tuyệt đối \(\Delta \)X, \(\Delta \)Y, \(\Delta \)Z. Sai số tương đối của pháp đo U là: A. \(\frac{{\Delta X}}{{{X_{tb}}}} + \frac{{\Delta Y}}{{{Y_{tb}}}} - \frac{{\Delta Z}}{{{Z_{tb}}}}\) B. \(\frac{{\Delta X}}{{{X_{tb}}}}.\frac{{\Delta Y}}{{{Y_{tb}}}}.\frac{{\Delta Z}}{{{Z_{tb}}}}\) C. \(\frac{{\Delta X}}{{{X_{tb}}}}.\frac{{\Delta Y}}{{{Y_{tb}}}}.\frac{{{Z_{tb}}}}{{\Delta Z}}\) D. \(\frac{{\Delta X}}{{{X_{tb}}}} + \frac{{\Delta Y}}{{{Y_{tb}}}} + \frac{{\Delta Z}}{{{Z_{tb}}}}\) Spoiler: Xem đáp án Đáp án đúng: D
Câu 44: Biểu thức cường độ i của dòng điện xoay chiều trong một đoạn mạch vào thời gian t là \(i = {I_o}c{\rm{os(50}}\pi {\rm{t - }}\frac{\pi }{{\rm{2}}}{\rm{)(A)}}\) . Trong thời gian một phút, dòng điện qua mạch đổi chiều: A. 3000 lần B. 50 lần C. 25 lần D. 1500 lần Spoiler: Xem đáp án Đáp án đúng: A Số chu kỳ trong một phút là \(N = \frac{{60}}{{0,04}}\) =1500; một chu kỳ dòng điện qua mạch đổi chiều hai lần => chọn A
Câu 45: Ở nước ta, mạng điện sử dụng trên đường dây truyền tải là 500kV là mạng điện A. xoay chiều một pha B. xoay chiều , ba pha C. một chiều, ba pha D. một chiều, một pha Spoiler: Xem đáp án Đáp án đúng: B
Câu 46: Đặt điện áp xoay chiều \(u = {U_o}c{\rm{os}}\frac{{{\rm{2}}\pi t}}{T}\) vào hai đầu đoạn mạch chỉ có tụ điện, tụ điện có điện dung C. Tổng trở của mạch bằng: A. \(\frac{T}{C}\) B. TC C. 2πTC D. \(\frac{T}{{2\pi C}}\) Spoiler: Xem đáp án Đáp án đúng: D
Câu 47: Trong quá trình truyền tải điện năng đi xa, nếu điện áp truyền đi không đổi và hệ số công suất luôn bằng 1thì khi công suất giảm đi 2 lần sẽ làm cho hao phí trên dây A. tăng 2 lần B. tăng 4 lần C. giảm 2 lần D. giảm 4 lần Spoiler: Xem đáp án Đáp án đúng: D \(\Delta P = R\frac{{{P^2}}}{{{U^2}}}\) ⇒ hao phí trên dây giảm 4 lần
Câu 48: Cho mạch điện xoay chiều như hình bên. Biết điện trở có giá trị bằng 50 , cuộn dây thuần cảm có cảm kháng bằng \(50\sqrt 3 \Omega \) , tụ điện có dung kháng bằng \(\frac{{50}}{{\sqrt 3 }}\) . Khi điện áp tức thời giữa hai đầu đoạn mạch NB bằng \(80\sqrt 3 \) V thì điện áp tức thời giữa hai đầu đoạn mạch AM là 60 V. Khi điện áp tức thời giữa hai đầu đoạn mạch MB bằng 0 và đang tăng thì điện áp tức thời giữa hai đầu đoạn mạch NB bằng A. \( - 50\sqrt 3 \) V B. 150 V C. \(100\sqrt 3 \) V D. - \(100\sqrt 3 \) V Spoiler: Xem đáp án Đáp án đúng: C Dễ thấy: \(tan{\varphi _{AM}}.tan{\varphi _{NB}} = - \frac{{{Z_C}}}{R}.\frac{{{Z_L}}}{R} = - 1\) suy ra \({u_{AM}}\) và \({u_{NB}}\) vuông pha \({\left( {\frac{{{u_{AM}}}}{{{U_{0AM}}}}} \right)^2} + {\left( {\frac{{{u_{NB}}}}{{{U_{0NB}}}}} \right)^2} = 1 \Rightarrow {\left( {\frac{{80\sqrt 3 }}{{{U_{0AM}}}}} \right)^2} + {\left( {\frac{{60}}{{{U_{0NB}}}}} \right)^2} = 1\) (1) Lại có: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}} {{Z_{AM}} = \frac{{100}}{{\sqrt 3 }}\Omega ;\tan {\varphi _{AM}} = - \frac{1}{{\sqrt 3 }} \Rightarrow {\varphi _{AM}} = - \frac{\pi }{6}}\\ {{Z_{NB}} = 100\Omega ;\tan {\varphi _{NB}} = \sqrt 3 \Rightarrow {\varphi _{NB}} = \frac{\pi }{3}} \end{array}} \right. \Rightarrow {U_{0NB}} = \sqrt 3 {U_{0AM}}(2)\) Thế (2) và (1) \( \Rightarrow {U_{0AM}} = 100(V) \Rightarrow {U_{0NB}} = 100\sqrt 3 V\)
Câu 49: Đặt điện áp \(u = U\sqrt 2 \cos \left( {\omega t} \right)\) (V) (U và ω không đổi) vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở có giá trị a (Ω), tụ điện có điện dung C và cuộn thuần cảm có hệ số tự cảm L mắc nối tiếp. Biết U = a (V), L thay đổi được. Hình vẽ bên mô tả đồ thị củađiện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ điện, điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm và công suất tiêu thụ điện năng của toàn mạch theo cảm kháng. M và N lần lượt là hai đỉnh của đồ thị (1) và đồ thị (2). Giá trị của a bằng A. 50. B. 30. C. 40. D. 60. Spoiler: Xem đáp án Đáp án đúng: B Bài toán thay đổi L để \({U_{L\max }} = U \Rightarrow 40 = a\frac{{\sqrt {{R^2} + Z_C^2} }}{R} = a\frac{{\sqrt {{a^2} + Z_C^2} }}{a}\) suy ra a < 40 suy ra \(a = 30\) \(\Omega \)
Câu 50: Điện năng ở một nhà máy điện trước khi truyền đi xa phải đưa tới một máy tăng áp. Ban đầu, số vòng dây của cuộn thứ cấp ở máy tăng áp là thì hiệu suất của quá trình truyền tải là 80%. Giữ điện áp và số vòng dây ở cuộn sơ cấp không đổi. Để hiệu suất của quá trình truyền tải tăng lên đến 95% thì số vòng dây của cuộn thứ cấp ở máy biến áp phải là A. \(4{N_2}\) B. \(5{N_2}\) C. \(2{N_2}\) D. \(3{N_2}\) Spoiler: Xem đáp án Đáp án đúng: C Công suất hao phí: \(\Delta P = \frac{{{P^2}.R}}{{{{\left( {U.cos\varphi } \right)}^2}}}\) Hiệu suất truyền tải 80% thì hao phí 20% Để hiệu suất truyền tải là 95% (hao phí 5%) thì đã làm giảm hao phí 4 lần, vậy cần tăng điện áp khi truyền tải lên 2 lần Áp dụng công thức máy biến áp, để tăng điện áp 2 lần thì số vòng dây cũng tăng 2 lần