Trắc Nghiệm Chuyên Đề Khảo Sát Sự Biến Thiên Và Vẽ đồ Thị Hàm Số

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 141:
    Cho hàm số \(y = \frac{{2x - 1}}{{x - 1}}\left( C \right)\). Tìm giá trị \(m\) để đường thẳng \(d:y = x + m\) cắt \(\left( C \right)\) tại hai điểm phân biệt sao cho tam giác \(OAB\) vuông tại \(A\) hoặc \(B\).
    • A. \(m = 1 \pm \sqrt 5 \).
    • B. \(m = 1 \pm \sqrt 3 \).
    • C. \(m = 1 \pm \sqrt 2 \).
    • D. \(m = 1 \pm \sqrt 6 \).
    Phương trình hoành độ giao điểm \(\frac{{2x - 1}}{{x - 1}} = x + m \Leftrightarrow {x^2} + \left( {m - 3} \right)x + 1 - m = 0\,\,\left( * \right)\).
    Ta có \(d\) cắt \(\left( C \right)\) tại hai điểm phân biệt khi chỉ khi \(\left\{ \begin{array}{l}\Delta = {m^2} - 2m + 5 > 0\\{\left( 1 \right)^2} + \left( {m - 3} \right).1 + 1 - m \ne 0\end{array} \right.\) (luôn đúng với mọi \(m\)).
    Gọi \({x_1},{x_2}\) là hai nghiệm phương trình \(\left( * \right)\), ta có \(\left\{ \begin{array}{l}{x_1} + {x_2} = 3 - m\\{x_1}{x_2} = 1 - m\end{array} \right.\) và \(\left( C \right)\) cắt \(d\) tại \(A\left( {{x_1};{x_1} + m} \right),\,\,B\left( {{x_2};{x_2} + m} \right)\).
    Vectơ \(\overrightarrow {AB} = \left( {{x_2} - {x_1};{x_2} - {x_1}} \right)\) cùng phương với vectơ \(\vec u = \left( {1;1} \right)\).
    Tam giác \(OAB\) vuông tại \(A\) khi chỉ khi \(\overrightarrow {OA} .\vec u = 0 \Leftrightarrow 2{x_1} + m = 0\).
    Ta có hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}{x_1} + {x_2} = 3 - m\\{x_1}{x_2} = 1 - m\\2{x_1} = - m\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}2{x_1} = - m\\2{x_2} = 6 - m\\ - m\left( {6 - m} \right) = 4 - 4m\end{array} \right. \Rightarrow \left[ \begin{array}{l}m = 1 + \sqrt 5 \\m = 1 - \sqrt 5 \end{array} \right.\).
     
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 142:
    Tìm phương trình các đường tiệm cận ngang của đồ thị hàm số \(y = \frac{{\sqrt {{x^2} + 1} }}{{x - 1}}.\)
    • A. \(y = 1\).
    • B. \(y = - 1\).
    • C. \(x = 1\).
    • D. \(y = 1\) và \(y = - 1\).
    \(\mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } \frac{{\sqrt {{x^2} + 1} }}{{x - 1}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } \frac{{ - x\sqrt {1 + \frac{1}{{{x^2}}}} }}{{x\left( {1 - \frac{1}{x}} \right)}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } \frac{{ - \sqrt {1 + \frac{1}{{{x^2}}}} }}{{1 - \frac{1}{x}}} = - 1\) vậy \(y = - 1\) là một đường tiệm cận ngang.
    \(\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \frac{{\sqrt {{x^2} + 1} }}{{x - 1}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \frac{{x\sqrt {1 + \frac{1}{{{x^2}}}} }}{{x\left( {1 - \frac{1}{x}} \right)}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \frac{{\sqrt {1 + \frac{1}{{{x^2}}}} }}{{1 - \frac{1}{x}}} = 1\) vậy \(y = 1\) là một đường tiệm cận ngang.
     
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 144:
    Phương trình đường tiệm cận ngang và tiệm cận đứng của đồ thị hàm số \(y = \frac{{x + 2}}{{x - 1}}\) lần lượt là:
    • A. \(x = 1\) và \(y = 1\).
    • B. \(x = - 1\) và \(y = 1\).
    • C. \(y = 1\) và \(x = 1\).
    • D. \(y = 2\) và \(x = 1\).
    Ta có \(\mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } y = \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } y = 1 \Rightarrow y = 1\) là tiệm cận ngang của đồ thị hàm số đã cho.
    \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ - }} y = - \infty ,\mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} y = + \infty \Rightarrow x = 1\) là tiệm cận đứng của đồ thị hàm số đã cho.
     
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 145:
    Đồ thị hàm số \(y = \frac{{\sqrt {4{x^2} - 1} + 3{x^2} + 2}}{{{x^2} - x}}\) có bao nhiêu tiệm cận đứng và tiệm cận ngang?
    • A. 2.
    • B. 3.
    • C. 4.
    • D. 1.
    Tập xác định của hàm số là \(D = \left( { - \infty ; - \frac{1}{2}} \right) \cup \left( {\frac{1}{2}; + \infty } \right)\backslash \left\{ 1 \right\}\) . Khi đó:
    • \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } y = \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \frac{{\sqrt {4{x^2} - 1} + 3{x^2} + 2}}{{{x^2} - x}} = 3}\\{\mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } y = \mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } \frac{{\sqrt {4{x^2} - 1} + 3{x^2} + 2}}{{{x^2} - x}} = 3}\end{array}} \right. \Rightarrow \) đồ thị hàm số có tiệm cận ngang \(y = 3.\)
    • Số tiệm cận đứng là số nghiệm hpt:\(\left\{ \begin{array}{l}{x^2} - x = 0\\\sqrt {4{x^2} - 1} + 3{x^2} + 2 \ne 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}\begin{array}{l}x \in \mathbb{R}\backslash \left( { - \frac{1}{2};\frac{1}{2}} \right)\\\sqrt {4{x^2} - 1} + 3{x^2} + 2 \ne 0\end{array}\\{\left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{x = 0}\\{x = 1}\end{array}} \right.}\end{array}} \right. \Rightarrow x = 1 \Rightarrow \) đồ thị hàm số có tiệm cận đứng \(x = 1\)
    Suy ra đồ thị hàm số có hai đường tiệm cận.
     
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 146:
    Cho hàm số \(y = f\left( x \right)\) xác định trên \(\mathbb{R}\backslash \left\{ { - 1} \right\}\), liên tục trên mỗi khoảng xác định và có bảng biến thiên như hình vẽ sau:
    [​IMG]
    Tìm tập hợp tất cả các giá trị thực của tham số \(m\) sao cho phương trình \(f\left( x \right) = m\) có đúng ba nghiệm thực phân biệt.
    • A. \(\left[ { - 4;2} \right).\)
    • B. \(\left( { - 4;2} \right).\)
    • C. \(\left( { - \infty ;2} \right].\)
    • D. \(\left( { - 4;2} \right].\)
    Để phương trình \(f\left( x \right) = m\) có đúng ba nghiệm thực phân biệt khi và chỉ khi đường thẳng \(y = m\) cắt đồ thị hàm số \(y = f\left( x \right)\) tại ba điểm phân biệt.
    Dựa vào bảng biến thiên ta có điều kiện \( - 4 < m < 2\).
     
  7. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 147:
    Tìm tất cả tiệm cận đứng và tiệm cận ngang của đồ thị hàm số \(y = \frac{{{x^2} + 1}}{{{x^2} - 1}}\).
    • A. \(x = - 1;x = 1;y = 1\).
    • B. \(x = - 1;y = 1\).
    • C. \(x = - 1;x = 1\).
    • D. \(x = - 1;x = 1;y = 0\).
    +) \(\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \left( {\frac{{{x^2} + 1}}{{{x^2} - 1}}} \right) = 1\) và \(\mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } \left( {\frac{{{x^2} + 1}}{{{x^2} - 1}}} \right) = 1\) .
    Suy ra \(y = 1\) là tiệm cận ngang của đồ thị hàm số.
    +) \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ - }} \left( {\frac{{{x^2} + 1}}{{{x^2} - 1}}} \right) = - \infty \) ; \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} \left( {\frac{{{x^2} + 1}}{{{x^2} - 1}}} \right) = + \infty \) .
    Suy ra \(x = 1\) là tiệm cận đứng của đồ thị hàm số.
    +)\(\mathop {\lim }\limits_{x \to - {1^ - }} \left( {\frac{{{x^2} + 1}}{{{x^2} - 1}}} \right) = + \infty \);\(\mathop {\lim }\limits_{x \to - {1^ + }} \left( {\frac{{{x^2} + 1}}{{{x^2} - 1}}} \right) = + \infty \).
    Suy ra \(x = - 1\) là tiệm cận đứng của đồ thị hàm số.
     
  8. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 148:
    Đường cong trong hình dưới đây là đồ thị của một hàm số được liệt kê ở bốn phương án \(A\), \(B\), \(C\), \(D\). Hỏi hàm số đó là hàm số nào?
    [​IMG]
    • A. \(y = \frac{{ - x - 1}}{{x + 1}}\).
    • B. \(y = - {x^4} + 4{x^2}\).
    • C. \(y = - {x^3} + 3x\).
    • D. \(y = {x^4} - 4{x^2}\).
    Từ hình dạng của đồ thị ta suy ra đây là đồ thị của hàm số bậc bốn trùng phương.
    Mặt khác: \(\mathop {\lim y}\limits_{x \to - \infty } = - \infty \) nên hệ số của \({x^4}\) âm.
    Vậy B là phương án đúng.
     
  9. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  10. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 150:
    Cho hàm số \(y = f\left( x \right) = \frac{{ax + b}}{{cx + d}}\) có đồ thị như hình vẽ bên. Tất cả các giá trị của m để phương trình \(\left| {f\left( x \right)} \right| = m\) có hai nghiệm phân biệt là:
    [​IMG]
    • A. \(m \ge 2\) và \(m \le 1\)
    • B. \(0 < m < 1\)
    • C. \(m > 2\) và \(m < 1\)
    • D. \(0 < m < 1\) và \(m > 1\)
    [​IMG]
    Đồ thị hàm số \(y = \left| {f\left( x \right)} \right|\) gồm 2 phần
    Phần 1: Lấy phần của (C) nằm trên Ox.
    Phần 2: Lấy đối xứng phần đồ thị (C) dưới trục Ox qua Ox.
    Dựa vào đồ thị ta thấy \(\left| {f\left( x \right)} \right| = m\) có 2 nghiệm khi và chỉ khi \(m > 1\) hoặc \(0 < m < 1.\)