Trắc Nghiệm Chuyên Đề Khảo Sát Sự Biến Thiên Và Vẽ đồ Thị Hàm Số

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 272:
    Khẳng định nào sau đây là khẳng định sai về hàm số \(y = \frac{{2{\rm{x}} - 1}}{{x + 1}}\).
    • A. Hàm số đồng biến trên \((1;+\infty )\)
    • B. Hàm số đồng biến trên \(\mathbb{R}\setminus \left \{ -1 \right \}\)
    • C. Hàm số không có cực trị
    • D. Hàm số đồng biến trên \((-\infty ;-1)\)
    Vì hàm phân thức \(y = \frac{{ax + b}}{{cx + d}}\) không có cực trị ⇒ Loại C
    Ta có \(y' = \frac{3}{{{{\left( {x + 1} \right)}^2}}} > 0,\forall x \ne - 1\)
    Vậy hàm số đã cho đồng biến trên các khoảng \(\left( { - \infty ; - 1} \right)\) và \(\left( { - 1; + \infty } \right)\) ⇒ Loại A, D
    B sai vì hàm số không đồng biến trên \(\mathbb{R}\setminus \left \{ -1 \right \}\). Thật vậy:
    Với \({x_1} = - 2 \Rightarrow y( - 2) = 5\)
    Với \({x_2} = 1 \Rightarrow y(1) = \frac{1}{2}\)
    Ta thấy tồn tại \({x_1},{x_2} \in \mathbb{R} \backslash \left\{ { - 1} \right\}:{x_1}<{x_2}\) mà \(y({x_1})> y({x_2})\)
    Nên hàm số không đồng biến trên \(\mathbb{R}\setminus \left \{ -1 \right \}\)
     
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 274:
    Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m để phương trình \({x^3} - 6{x^2} + 9x - 3 - m = 0\) có ba nghiệm thực phân biệt, trong đó có hai nghiệm lớn hơn 2.
    • A. m > 0
    • B. -1<m<1
    • C. -3<m<-1
    • D. -3<m<1
    Xét hàm số \(y = f\left( x \right) = {x^3} - 6{x^2} + 9x - 3\) trên \(D=\mathbb{R}\) ta có:
    \(f'\left( x \right) = 3{x^2} - 12x + 9,f'\left( x \right) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = 1\\ x = 3 \end{array} \right.\)
    Bảng biến thiên:
    [​IMG]
    Dựa vào bảng biến thiên, để phương trình đã cho có ba nghiệm phân biệt, trong đó có hai nghiệm lớn hơn 2 khi và chi khi y = m cắt đồ thị hàm số y =f(x) tại ba điểm phân biệt và hai điểm có hoành độ lớn hơn khi: \(f\left( 2 \right) > m > f\left( 3 \right) \Leftrightarrow - 1 > m > - 3 \Leftrightarrow - 3 < m < - 1.\)
     
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 275:
    Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m để đồ thị hàm số \(y = \frac{{x - 2}}{{{x^2} - 3x + {m^2}}}\) chỉ có một tiệm cận đứng và một tiệm cận ngang?
    • A. \(m \in \left\{ { - \sqrt 2 ;\sqrt 2 } \right\}\)
    • B. \(m \in \left\{ { - \frac{3}{2};\frac{3}{2}; - \sqrt 2 ;\sqrt 2 } \right\}\)
    • C. \(m \in \left\{ {\frac{3}{2}; - \sqrt 2 ;\sqrt 2 } \right\}\)
    • D. \(m \in \left\{ { - \frac{3}{2}; - \sqrt 2 ;\sqrt 2 } \right\}\)
    Dễ thấy đồ thị hàm số luôn nhận đường thẳng y = 0 làm tiệm cận ngang với mọi giá trị của m.
    Để đồ thị hàm số \(y = \frac{{x - 2}}{{{x^2} - 3x + {m^2}}}\) có một tiệm cận đứng thì phương trình:
    \({x^2} - 3x + {m^2} = 0(*)\) có duy nhất nghiệm khác 2 hoặc có hai nghiệm phân biệt trong đó có một nghiệm bằng 2.
    + TH1: \(\Delta = 9 - 4m,\) Để (*) có duy nhất nghiệm thì: \(9 - 4{m^2} = 0 \Leftrightarrow m = \pm \frac{3}{2}.\)
    Khi đó phương trình có nghiệm là: \(x = \frac{3}{2} \ne 2.\)
    + TH2: Phương trình có hai nghiệm phân biệt trong đó có một nghiệm bằng 2.
    \(\left\{ \begin{array}{l} 9 - 4{m^2} > 0\\ 4 - 6 + {m^2} = 0 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} - \frac{3}{2} < m < \frac{3}{2}\\ m = \pm \sqrt 2 \end{array} \right.\)
    Vậy tập hớp các giá trị m thỏa yêu cầu bài toán là: \(m \in \left\{ {\frac{3}{2}; - \sqrt 2 ;\sqrt 2 } \right\}\)
     
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 276:
    Cho hàm số y = f (x) có đồ thị như hình vẽ bên. Xác định tất cả các giá trị của tham số m để phương trình $\left| {f\left( x \right)} \right| = m$ có 6 nghiệm thực phân biệt.
    [​IMG]
    • A. 0<m<4
    • B. 0<m<3
    • C. 3
    • D. m>4
    [​IMG]
    Dựa vào đồ thị bài ra, ta thấy \(y = f\left( x \right) = {x^4} - 2{x^2} - 3\) (C).
    Ta có \(\left| {f\left( x \right)} \right| = \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}} {f\left( x \right),f\left( x \right) \ge 0}\\ { - f\left( x \right),f\left( x \right) < 0} \end{array}} \right.\). Đồ thị hàm số \(y = \left| {f\left( x \right)} \right|\) gồm hai phần:
    • Giữ nguyên phần đồ thị phía trên trục hoành của (C).
    • Lấy đối xứng phần đồ thị (C) phía dưới Ox qua Ox.
    • Ta được đồ thị hàm số \(y = \left| {f\left( x \right)} \right|\) như hình vẽ bên.
    Khi đó, dựa vào đồ thị, để phương trình \(\left| {f\left( x \right)} \right| = m\) có 6 nghiệm thực phân biệt khi và chỉ khi \(3 < m < 4\).
     
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 277:
    Cho hàm số $y = x+\sqrt {{x^2}+ x +1}$ có đồ thị (C). Khẳng định nào sau đây là đúng.
    • A. Đồ thị (C) có một tiệm đứng.
    • B. Đồ thị (C) có một tiệm cận ngang.
    • C. Đồ thị (C) có một tiệm cận đứng và một tiệm cận ngang.
    • D. Đồ thị (C) không có đường tiệm cận.
    Ta có hàm số xác định và liên tục trên nên đồ thị hàm số không có tiệm cận đứng.
    \(\begin{array}{l} \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \left( {x + \sqrt {{x^2} + x + 1} } \right) = + \infty \\ \mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } \left( {x + \sqrt {{x^2} + x + 1} } \right) = - \infty \end{array}\)
    Vậy đồ thị hàm số không có tiệm cận ngang.
     
  7. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  8. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  9. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 280:
    Đường thẳng nào dưới đây là tiệm cận đứng của đồ thị hàm số \(y = \frac{{3{\rm{x}} + 1}}{{x + 2}}\)?
    • A. x = 3
    • B. y = -2
    • C. y = 3
    • D. x = -2
    Hàm số \(y = \frac{{3{\rm{x}} + 1}}{{x + 2}}.\) TXĐ: \(D=\mathbb{R}.\)
    Ta có: \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {{( - 2)}^ + }} \frac{{3x + 1}}{{x + 2}} = - \infty ;\mathop {\lim }\limits_{x \to {{( - 2)}^ - }} \frac{{3x + 1}}{{x + 2}} = + \infty\)
    Vậy: tiệm cận đứng của đồ thị hàm số là đường thẳng x=-2.
     
  10. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 281:
    Cho hàm số $f\left( x \right) = a{x^3}+b{x^2} +cx +1$ có đồ thị (C). Hình bên là một phần của đồ thị hàm số $g\left( x \right) = f'\left( x \right)$ trong đó $a, b, c$ là các hằng số thực. Có bao nhiêu biểu thức nhận giá trị dương trong các biểu thức sau $ab,ac,3a +3b+ c$ và $a - b +c.$
    [​IMG]
    • A. 1
    • B. 3
    • C. 2
    • D. 0
    Hàm số \(g\left( x \right) = 3a{x^2} + 2bx + c\) có đồ thị (C).
    Ta có ngay \(g\left( 0 \right) > 0 \Rightarrow c > 0\)
    Cho (C) giao với trục hoành ta được \(3a{x^2} + 2bx + c = 0\) có 2 nghiệm dương phân biệt.
    \(\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} a \ne 0\\ \Delta ' = {b^2} - 3ac > 0\\ {x_1} + {x_2} = - \frac{{2b}}{{3a}} > 0\\ {x_1}{x_2} = \frac{c}{{3a}} > 0 \end{array} \right. \Rightarrow a > 0,b < 0\)
    vì \(c > 0 \Rightarrow ac > 0,a - b + c > 0\)