Trắc Nghiệm Chuyên Đề Khảo Sát Sự Biến Thiên Và Vẽ đồ Thị Hàm Số

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 302:
    Cho các số thực a, b, c thỏa mãn \(\left\{ \begin{array}{l} - 8 + 4a - 2b + c > 0\\ 8 + 4a + 2b + c < 0 \end{array} \right.\) Tìm số giao điểm của đồ thị hàm số \(y = {x^3} + a{x^2} + bx + c\) và trục Ox.
    • A. 0
    • B. 2
    • C. 3
    • D. 1
    Ta thấy: \(- 8 + 4a - 2b + c = y\left( { - 2} \right) > 0\) và \(8 + 4a + 2b + c = y\left( 2 \right) < 0.\)
    Mặt khác: \(\mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } y = - \infty ;\,\,\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } y = + \infty\)
    Nên phương trình \({x^3} + a{x^2} + bx + c = 0\) có 3 nghiệm phân biệt thuộc các khoảng \(\left( { - \infty ; - 2} \right);\left( { - 2;2} \right);\left( {2; + \infty } \right).\)
    [​IMG]
    Nên đồ thị hàm số cắt Ox tại 3 điểm phân biệt.
     
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 304:
    Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m để đồ thị của hàm số \(y = \frac{{\left( {2m + 1} \right)x + 3}}{{x + 1}}\) có đường tiệm cận đi qua điểm A(-2;7).
    • A. m=-3
    • B. m=-1
    • C. m=3
    • D. m=1
    Đồ thị hàm số đã cho là đồ thị hàm phân thức bậc nhất trên bậc nhất nên sẽ có hai tiệm cận, ta đã xác định được tiệm cận đứng nếu có là đường thẳng là \(x=-1,\) mà đường tiệm cận đứng không đi qua điểm \(A(-2;7)\)
    Do đó ta đi xét luôn đến tiệm cận ngang là \(y=2m+1\)
    Để đường TCN của đồ thị hàm số đi qua \(A(-2;7)\) thì \(2m + 1 = 7 \Leftrightarrow m = 3.\)
     
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 305:
    Cho hàm số \(y = \frac{{x + 1}}{{2x - 1}}\) có đồ thị (C). Khẳng định sau đây là khẳng định sai?
    • A. Đồ thị hàm số không có cực trị.
    • B. Đồ thị hàm số nhận điểm \(I\left( {\frac{1}{2};\frac{1}{2}} \right)\) làm tâm đối xứng.
    • C. Đồ thị (C) cắt trục hoành tại điểm có tọa độ (0;-1).
    • D. Giao điểm của (C) với trục tung, trục hoành và gốc tọa độ tạo thành tam giác có diện tích bằng \(\frac{1}{2}\)
    Đồ thị hàm số cắt trục hoành tại điểm (-1;0) nên khẳng định C sai.
     
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 306:
    Đồ thị hàm số nào dưới đây không có tiệm cận ngang?
    • A. \(y = x + \sqrt {{x^2} - 1}\)
    • B. \(y = \frac{{{x^2}}}{{x - 1}}\)
    • C. \(y = \frac{x+2}{x-1}\)
    • D. \(y=\frac{x+2}{x^2-1}\)
    Lần lượt kiểm tra các phương án ta thấy ở phương án B:
    \(\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \left( {\frac{{{x^2}}}{{x - 1}}} \right) = + \infty ;\,\mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } \left( {\frac{{{x^2}}}{{x - 1}}} \right) = - \infty\)
    Vậy hàm số ở phương án B không có tiệm cận ngang.
     
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 307:
    Đồ thị hàm số \(y = \frac{{\sqrt {{x^2} - 4} }}{{x - 1}}\) có mấy tiệm cận?
    • A. 1
    • B. 0
    • C. 2
    • D. 3
    \(\begin{array}{l} \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} \frac{{\sqrt {{x^2} + 4} }}{{x - 1}} = + \infty \\ \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \frac{{\sqrt {{x^2} + 4} }}{{x - 1}} = 1\\ \mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } \frac{{\sqrt {{x^2} + 4} }}{{x - 1}} = - 1 \end{array}\)
    Vậy đồ thị hàm số có 1 tiệm cận đứng và 2 tiệm cận ngang.
     
  7. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 308:
    Trên đồ thị hàm số \(y = \frac{{x + 1}}{{x - 2}}\) có bao nhiêu điểm cách đều hai đường tiệm cận của nó.
    • A. 0
    • B. 4
    • C. 1
    • D. 2
    Gọi \(M\left( {m;\frac{{m + 1}}{{m - 2}}} \right) \in \left( C \right)\left( {m \ne 2} \right)\).
    Khoảng cách từ M đến 2 đường tiệm cận và lần lượt là:
    \({d_1} = \left| {m - 2} \right|;{d_2} = \left| {\frac{{m + 1}}{{m - 2}} - 1} \right| = \frac{3}{{\left| {m - 2} \right|}}\)
    2 khoảng cách này bằng nhau khi:
    \(\left| {m - 2} \right| = \frac{3}{{\left| {m - 2} \right|}} \Rightarrow \left| {m - 2} \right| = \sqrt 3 \Leftrightarrow m = 2 \pm \sqrt 3\)
    Vậy có 2 điểm thỏa mãn bài toán là \({M_1}\left( {2 + \sqrt 3 ;1 + \sqrt 3 } \right),{M_2}\left( {2 - \sqrt 3 ;1 - \sqrt 3 } \right)\)
     
  8. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 309:
    Đồ thị hàm số \(y = \frac{{2x + 1}}{{\sqrt {{x^2} - 4} }}\) có tất cả bao nhiêu đường tiệm cận đứng và tiệm cận ngang?
    • A. 4
    • B. 2
    • C. 3
    • D. 1
    Đặt: \(y = \frac{{2x + 1}}{{\sqrt {{x^2} - 4} }} = \frac{{f(x)}}{{g(x)}}\)
    Ta thấy phương trình: \(g(x)=0\) có hai nghiệm phân biệt là 2, -1 đồng thời không là nghiệm của phương trình 2x+1=0.
    Suy ra đồ thị hàm số có 2 đường tiệm cận đứng.
    \(\begin{array}{l} \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \frac{{2x + 1}}{{\sqrt {{x^2} - 4} }} = \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \frac{{2 + \frac{1}{x}}}{{\sqrt {1 - \frac{4}{{{x^2}}}} }} = 2\\ \mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } \frac{{2x + 1}}{{\sqrt {{x^2} - 4} }} = \mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } \frac{{2 + \frac{1}{x}}}{{ - \sqrt {1 - \frac{4}{{{x^2}}}} }} = - 2 \end{array}\)
    Suy ra đồ thị hàm số có 2 đường tiệm cận ngang.
     
  9. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 310:
    Tìm tất cả các giá trị của m để phương trình \(- {x^3} + 3{x^2} + m = 0\) có 3 nghiệm thực phân biệt.
    • A. -4<m<0
    • B. m<0
    • C. m>4
    • D. 0<m<4
    Xét hàm số \(y = f\left( x \right) = - {x^3} + 3{x^2} + m\)
    Gọi A, B là 2 điểm cực trị của đồ thị hàm số
    \(f'\left( x \right) = - 3{x^2} + 6x \Rightarrow f'\left( x \right) = 0 \Leftrightarrow x = 0;x = 2\)
    \(\Rightarrow A\left( {0,m} \right);B\left( {2,m + 4} \right)\)
    Do hệ số của \(x^3\) âm nên A là điểm cực tiểu và B là điểm cực đại.
    [​IMG]
    Do phương trình \(- {x^3} + 3{x^2} + m = 0\) có 3 nghiệm phân biệt nên A, B phải nằm về 2 phía của trục hoành nên \(m < 0 < m + 4.\)
    \(\Rightarrow - 4 < m < 0.\)
     
  10. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 311:
    Cho hàm số $y = \frac{{x+1}}{{x - 1}}$ có đồ thị (C) và A là điểm thuộc (C). Tìm giá trị nhỏ nhất d là tổng các khoảng cách từ A đến các tiệm cận của (C).
    • A. \(d=2\sqrt2\)
    • B. \(d=2\)
    • C. \(d=3\)
    • D. \(d=2\sqrt3\)
    Gọi \(M\left( {m;\frac{{m + 1}}{{m - 1}}} \right) \in \left( C \right)\left( {m \ne 1} \right)\). Tổng khoảng cách từ M đến 2 đường tiệm cận x=1 và y=1 là:
    \(\begin{array}{l} S = \left| {m - 1} \right| + \left| {\frac{{m + 1}}{{m - 1}} - 1} \right|\\ = \left| {m - 1} \right| + \frac{2}{{\left| {m - 1} \right|}} \ge 2\sqrt {\left| {m - 1} \right|.\frac{2}{{\left| {m - 1} \right|}}} = 2\sqrt 2 \end{array}\)
    Dấu “=” xảy ra khi: \(\left| {m - 1} \right| = \frac{2}{{\left| {m - 1} \right|}} \Leftrightarrow \left| {m - 1} \right| = \sqrt 2 \Leftrightarrow m = 1 \pm \sqrt 2\)