Trắc Nghiệm Chuyên Đề Khảo Sát Sự Biến Thiên Và Vẽ đồ Thị Hàm Số

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 342:
    Gọi M, N là giao điểm của đường thẳng y=x+1 và đồ thị hàm số \(y = \frac{{2x + 4}}{{x - 1}}.\)Tìm hoành độ \(x_0\) của điểm I là trung điểm của MN.
    • A. \({x_0} = 1\)
    • B. \({x_0} = \frac{5}{2}\)
    • C. \({x_0} = 2\)
    • D. \({x_0} = -\frac{5}{2}\)
    Phương trình hoành độ giao điểm là:
    \(\frac{{2x + 4}}{{x - 1}} = x + 1 \Leftrightarrow {x^2} - 2x - 3 = 0 \Rightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}} {x = 3}\\ {x = - 1} \end{array}} \right.\)
    Khi đó hoành độ trung điểm I của đoạn thẳng MN là \({x_I} = \frac{{{x_M} + {x_N}}}{2} = 1\)
     
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 343:
    Đường cong trong hình dưới đây là đồ thị của một hàm số trong bốn hàm số được liệt kê phương án A,B,C,D. Hàm số là hàm số nào?
    [​IMG]
    • A. \(y = \frac{{x - 1}}{{x + 1}}\)
    • B. \(y = {x^3} - 3{x^2} + 1\)
    • C. \(y = - {x^4} + 2{x^2} + 1\)
    • D. \(y = \frac{{x + 2}}{{x + 1}}\)
    Dễ thấy đây là đồ thị hàm số bậc nhất trên bậc nhất, nên ta loại ý B,C
    Ta thấy đồ thị hàm số giao với trục hoành tại điểm có hoành độ dương nên ta chọn ý A vì ý D giao diểm của nó với trục hoành có hoành độ là -2<0.
     
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 344:
    Độ giảm huyết áp của một bệnh nhân được cho công thức \(H(x) = 0,025{x^2}(30 - x)\) trong đó x là liều lượng thuốc được tiêm cho bệnh nhân (x được tính bằng miligam). Tính liều lượng thuốc m cần tiêm cho bệnh nhân trên để huyết áp giảm nhiều nhất.
    • A. m=10
    • B. m=20
    • C. m=30
    • D. m=15
    Hàm số \(y = 0,025{x^2}\left( {30 - x} \right),0 < x < 30\)
    \(y' = 0.025x\left( {60 - 3x} \right)\)
    \(y' = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = 0\\ x = 20 \end{array} \right.\)
    Lập bảng biến thiên ta thấy hàm số đặt giá trị lớn nhất tại x=20.
     
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 345:
    Tìm tất cả các giá trị của tham số m để đồ thị hàm số \(y = x + m\sqrt {{x^2} + x + 1}\) có đường tiệm cận ngang.
    • A. m=-1
    • B. m<0
    • C. m>0
    • D. \(m = \pm 1\)
    \(\begin{array}{l} \mathop {\lim }\limits_{x \to \pm \infty } \left( {x + m\sqrt {{x^2} + x + 1} } \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to \pm \infty } \frac{{{x^2} + {m^2}({x^2} + x + 1)}}{{x - m\sqrt {{x^2} + x + 1} }}\\ = \mathop {\lim }\limits_{x \to \pm \infty } \frac{{\left( {1 - {m^2}} \right){x^2} - {m^2}(x + 1)}}{{x - m\sqrt {{x^2} + x + 1} }} \end{array}\)
    Để đồ thị hàm số y=f(x) có tiệm cận ngang thì: \(\mathop {\lim f(x)}\limits_{x \to + \infty } = a\) hoặc \(\mathop {\lim f(x)}\limits_{x \to - \infty } = b\) với a,b là các số thực.
    Suy ra bậc của tử thức phải nhỏ hơn hoặc bằng bậc của mẫu thức.
    Điều nảy xảy ra khi: \(1 - {m^2} = 0 \Leftrightarrow m = \pm 1\)
     
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 346:
    Đường cong trong hình dưới đây là đồ thị của một hàm số trong bốn hàm số được liệt kê phương án A,B,C,D. Hàm số là hàm số nào?
    [​IMG]
    • A. \(y = {x^2} - 2x - 2\)
    • B. \(y = - {x^3} + 3x - 2\)
    • C. \(y = - {x^4} + 2{x^2} + 1\)
    • D. \(y = {x^3} - 3{x^2} + 1\)
    Từ đồ thị ta thấy đây là hình dáng của đồ thị hàm số bậc 3, có hệ số của \(x^3\) âm, phương trình \(y'=0\) có hai nghiệm phân biệt. Nên B là phương án đúng.
     
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  7. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 348:
    Đường cong dưới đây là đồ thị của hàm số $$.
    [​IMG]
    Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m để phương trình \({-x^3} + 3{x^2} - m = 0\) có hai nghiệm phân biệt.
    • A. \(m \in \left\{ {0;4} \right\}\)
    • B. \(m \in \left\{ {-4;0} \right\}\)
    • C. \(m \in \left\{ {-4;4} \right\}\)
    • D. \(m =0\)
    Phương trình đã cho tương đương với \(- {x^3} + 3x - 4 = m - 4\left( * \right).\)
    Để tìm số nghiệm của (*) ta tìm số giao điểm của đồ thị hàm số \(y = - {x^3} + 3x - 4\) (hình vẽ đã cho) và đường thẳng \(y=m-4\) (là đường thẳng song song với trục hoành).
    Phương trình (*) có 2 nghiệm hay đường thẳng d cắt đồ thị hàm số đã cho tại 2 điểm phân biệt khi:
    \(\left[ {\begin{array}{*{20}{c}} {m - 4 = 0}\\ {m - 4 = - 4} \end{array} \Rightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}} {m = 4}\\ {m = 0} \end{array}} \right.} \right.\)
     
  8. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  9. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 350:
    Cho hàm số \(y = {x^3} + mx + 2\) có đồ thị \((C_m).\) Tìm m để đồ thị \((C_m)\) cắt trục hoành tại một điểm duy nhất.
    • A. \(m >-3\)
    • B. \(m <-3\)
    • C. \(m >3\)
    • D. \(m <3\)
    Số giao điểm của đồ thị \((C_m)\) với trục hoành là số nghiệm của phương trình:
    \({x^3} + mx + 2 = 0.\)
    Ta có: \(x=0\) không phải là nghiệm của phương trình.
    Với \(x\ne0\) ta có: \(m = - {x^2} - \frac{2}{x}\,(*)\)
    Đặt \(f(x) = - {x^2} - \frac{2}{x}\)
    Ta có: \(f'(x) - - 2x + \frac{2}{{{x^2}}} = \frac{{ - 2({x^3} - 1)}}{{{x^2}}};\,\,f'(x) = 0 \Leftrightarrow x = 1\)
    Bảng biến thiên của f(x):
    [​IMG]
    Số nghiệm của phương trình (*) chính là số giao điểm của hàm số f(x) và đường thẳng y=m.
    Dựa vào bảng biến thiên ta thấy với m>-3 thì phương trình (*) có 1 nghiệm duy nhất.
     
  10. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 351:
    Tìm số thực m để đồ thị hàm số $y = \frac{{x+2}}{{x - 1}}$ cắt đường thẳng $y = x+m$ tại hai điểm phân biệt A, B sao cho trung điểm I của đoạn AB nằm trên trục hoành.
    • A. m=1
    • B. m=-2
    • C. m=3
    • D. m=4
    Phương trình hoành độ giao điểm \(\frac{{x + 2}}{{x - 1}} = x + m \Leftrightarrow {x^2} + \left( {m - 2} \right)x - \left( {m + 2} \right) = 0\,\,\left( 1 \right)\)
    Gọi \(I\left( {{x_I};{y_I}} \right)\), từ yêu cầu bài toán suy ra: \({y_I} = 0\)
    \(\begin{array}{l} \Rightarrow {x_I} + m = 0 \Rightarrow \frac{{{x_A} + {x_B}}}{2} + m = 0\\ \Rightarrow {x_A} + {x_B} + 2m = 0 \Rightarrow 2 - m + 2m = 0 \Rightarrow m = - 2 \end{array}\)
    Thử lại với m=-2 phương trình (1) có hai nghiệm phân biệt.
    Nên m=-2 thỏa yêu cầu bài toán.