Trắc Nghiệm Chuyên Đề Khối đa Diện

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 191:
    Hình chóp tứ giác đều S.ABCD có góc tạo bởi mặt bên và mặt đáy bằng \(45^0\). Thể tích của hình chóp là \(\frac{4}{3}{a^3}\). Hỏi cạnh hình vuông mặt đáy bằng bao nhiêu.
    • A. a.
    • B. 4a.
    • C. 2a.
    • D. \(a \sqrt2.\)
    [​IMG]
    Gọi O là tâm hình vuông ABCD, I là trung điểm CD.
    Vì S.ABCD là hình chóp đều nên SO là đường cao của hình chóp.
    Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l} \left( {SCD} \right) \cap \left( {ABCD} \right) = CD\\ SI \bot CD\\ OI \bot CD\ \end{array} \right. \Rightarrow \left( {\widehat {(SCD);(ABCD)}} \right) = \widehat {SIO} = {45^0}\).
    Do đó tam giác SOI vuông cân tại \(O \Rightarrow SO = OI = \frac{{BC}}{2}.\)
    Theo đề bài ta có: \({V_{S.ABCD}} = \frac{4}{3}{a^3} \Rightarrow \frac{1}{3}.SO.{S_{ABCD}} = \frac{4}{3}{a^3} \Leftrightarrow \frac{1}{3}.\frac{{BC}}{2}.B{C^2} = \frac{4}{3}{a^3}\)
    \(\Rightarrow B{C^3} = 8{a^3} \Leftrightarrow BC = 2a.\)
     
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 192:
    Cho hình hộp đứng ABCD.A’B’C’D’ có đáy là hình vuông cạnh bên bằng AA’=3a và đường chéo AC’=5a. Thể tích V của khối hộp đứng ABCD.A’B’C’D’ bằng bao nhiêu?
    • A. \(V = 4{a^3}\).
    • B. \(V =2 4{a^3}\).
    • C. \(V = 12{a^3}\).
    • D. \(V = 8{a^3}\).
    [​IMG]
    Tam giác AA’C’ vuông tại A’, ta có: \(A'C' = \sqrt {{{\left( {5a} \right)}^2} - {{\left( {3a} \right)}^2}} = 4a.\)
    Vì A’B’C’D’ là hình vuông nên \(A'B' = \frac{{A'C'}}{{\sqrt 2 }} = 2a\sqrt 2\)
    Thể tích là: \(V = AA'.{S_{A'B'C'D'}} = 3a.{\left( {2a\sqrt 2 } \right)^2} = 24{a^3}\).
     
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 193:
    Cho khối tứ diện ABCD đều cạnh bằng a, M là trung điểm DC. Thể tích V của khối chóp M.ABC bằng bao nhiêu?
    • A. \(V = \frac{{\sqrt 2 {a^3}}}{{24}}\).
    • B. \(V = \frac{{{a^3}}}{2}\).
    • C. \(V = \frac{{\sqrt 2 {a^3}}}{{12}}\).
    • D. \(V = \frac{{\sqrt 3 {a^3}}}{{24}}\).
    [​IMG]
    Gọi H là trung điểm BD, ABCD là trọng tâm tam giác ABD.
    Ta có \(AH = \frac{{a\sqrt 3 }}{2} \Rightarrow AG = \frac{2}{3}AH = \frac{{a\sqrt 3 }}{3}\).
    Trong tam giác ACG có \(CG = \sqrt {A{C^2} - A{G^2}} = \frac{{a\sqrt 6 }}{3}\).
    Do đó \({V_{CABD}} = \frac{1}{3}CG.{S_{ABD}} = \frac{1}{3}CG.\frac{1}{2}AB.AD.\sin 60^\circ = \frac{{\sqrt 2 {a^3}}}{{12}}\).
    Mà \(\frac{{{V_{CABM}}}}{{{V_{CABD}}}} = \frac{{CM}}{{CD}} = \frac{1}{2} \Rightarrow {V_{CABM}} = \frac{1}{2}{V_{CABD}} = \frac{{\sqrt 2 {a^3}}}{{24}}\).


    Câu 194:
    Cho hình lập phương ABCD.A’B’C’D’ có cạnh bằng a. Khẳng định nào sau đây là sai?
    • A. Hình lập phương ABCD.A’B’C’D’ có một tâm đối xứng.
    • B. Hình lập phương ABCD.A’B’C’D’ có diện tích toàn phần là \(6a^2.\)
    • C. Hình lập phương có 8 mặt đối xứng.
    • D. Thể tích của tứ diện A’ABC bằng \(\frac{a^3}{6}.\)
    Hình lập phương có 9 mặt đối xứng (Hình vẽ).
    [​IMG]
     
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  7. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 198:
    Cho hình lăng trụ ABCD.A' B' C' D' có đáy ABCD là hình vuông cạnh a. Các cạnh bên tạo với đáy một góc 600. Đỉnh A’ cách đều các đỉnh A,B,C,D. Tính thể tích V của khối lăng trụ ABCD.A’B’C’D’.
    • A. \(V = \frac{{{a^3}\sqrt 6 }}{9}\)
    • B. \(V = \frac{{{a^3}\sqrt 3 }}{2}\)
    • C. \(V = \frac{{{a^3}\sqrt 6 }}{3}\)
    • D. \(V = \frac{{{a^3}\sqrt 6 }}{2}\)
    [​IMG]
    Gọi O là tâm hình vuông ABCD.
    Từ giả thiết A’ cách đều các đỉnh A, B, C, D ta suy ra hình chiếu của A’ trên mặt phẳng ABCD là O hay A’O là đường cao của khối lăng trụ.
    Trong tam giác A’OA vuông tại A và \(\widehat {A'OA} = {60^0},\) suy ra:
    \(A'O = OA.\tan {60^0} = \frac{a}{{\sqrt 2 }}.\sqrt 3 = \frac{{a\sqrt 6 }}{2}.\)
    Diện tích đáy ABCD là \({S_{ACDD}} = {a^2}.\)
    Thể tích của khối lăng trụ là \(V = S.h = {S_{ABCD}}.A'O = \frac{{{a^3}\sqrt 6 }}{2}.\)
    Vậy \(V = \frac{{{a^3}\sqrt 6 }}{2}.\)
     
  8. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 199:
    Cho hình hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’ có \(AB = a\sqrt 3 ,AD = AA' = a\), O là giao điểm của AC và BD. Thể tích khối chóp OA’B’C’D’ là x, Thể tích khối chóp OBB’C’ là y. Tính giá trị x+y.
    • A. \(x + y = \frac{{5{a^3}\sqrt 3 }}{8}\)
    • B. \(x + y = \frac{{5{a^3}\sqrt 3 }}{4}\)
    • C. \(x + y = \frac{{7{a^3}\sqrt 3 }}{12}\)
    • D. \(x + y = \frac{{5{a^3}\sqrt 3 }}{12}\)
    [​IMG]
    Gọi \(O' = A'C' \cap B'D' \Rightarrow OO' = a\)
    \(\Rightarrow {V_{OA'B'C'D'}} = \frac{1}{3}OO'.{S_{A'B'C'D'}} = \frac{{{a^3}\sqrt 3 }}{3} = x\)
    Vẽ \(OH \bot BC \Rightarrow OH = \frac{{a\sqrt 3 }}{2}\)
    \(\Rightarrow {V_{OBB'C'}} = \frac{1}{3}OH.{S_{BB'C}} = \frac{1}{3}.\frac{{a\sqrt 3 }}{2}.\frac{1}{2}a.a = \frac{{a\sqrt 3 }}{{12}} = y\)
    Từ đó suy ra \(x + y = \frac{{5{a^3}\sqrt 3 }}{{12}}.\)
     
  9. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  10. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪