Trắc Nghiệm Chuyên Đề Khối đa Diện

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 372:
    Cho hình chóp S.ABCD có ABCD là hình vuông cạnh a, SA vuông góc với mặt phẳng đáy (ABCD). Biết góc giữa SC và mặt phẳng (ABCD) bằng $60^0$ . Tính thể tích V của khối chóp S.ABCD.
    • A. \(V = \frac{{\sqrt 3 {a^3}}}{6}\)
    • B. \(V=\sqrt 3 {a^3}\)
    • C. \(V=\frac{{\sqrt 2 {a^3}}}{3}\)
    • D. \(V=\frac{{\sqrt 6 {a^3}}}{3}\)
    [​IMG]
    Ta có \(AC = \sqrt {A{B^2} + B{C^2}} = a\sqrt 2\)
    Vì \(SA \bot \left( {ABCD} \right) \Rightarrow SA \bot AC\) nên ta có \(\left( {SC,\left( {ABC{\rm{D}}} \right)} \right) = SCA = {60^0}\).
    Ta lại có \(\frac{{SA}}{{AC}} = \tan {60^0} \Rightarrow SA = AC\tan {60^0} = \sqrt 6 a\)
    Thể tích khối chóp cần tính là
    \(V = \frac{1}{3}SA.{S_{ABCD}} = \frac{1}{3}a\sqrt 6 {a^2} = \frac{{{a^3}\sqrt 6 }}{3}\)
     
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 373:
    Cho hình lập phương ABCD.A’B’C’D’ có diện tích mặt chéo ACC’A’ bằng \(2\sqrt 2 {a^2}\). Tính thể tích V của khối lập phương ABCD.A'B'C'D'.
    • A. \(V=2\sqrt 2 {a^3}\)
    • B. \(V=2{a^3}\)
    • C. \(V=\sqrt 2 {a^3}\)
    • D. \(V={a^3}\)
    [​IMG]
    Gọi cạnh của hình lập phương là x suy ra
    \(A'C' = x\sqrt 2\).
    Diện tích mặt chéo A’ACC’ là \(x.x\sqrt 2 = 2\sqrt 2 {a^2} \Rightarrow x = a\sqrt 2\).
    Thể tích hình lập phương là \(V = {x^3} = 2\sqrt 2 {a^3}\)
     
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 375:
    Cho hình chóp S.ABCD có ABCD là hình thoi tâm O, \(AB = a\sqrt 5 ;AC = 4a,SO = 2\sqrt 2 a\). Gọi M là trung điểm SC. Biết SO vuông góc với mặt phẳng (ABCD). Tính thể tích V của khối chóp M.OBC.
    • A. \(V=2\sqrt 2 {a^3}\)
    • B. \(V=\sqrt 2 {a^3}\)
    • C. \(V=\frac{{\sqrt 2 {a^3}}}{3}\)
    • D. \(V=4{a^3}\)
    [​IMG]
    Ta có
    \(AO = \frac{{AC}}{2} = 2a;BO = \sqrt {A{B^2} - A{O^2}} = a\)
    \(BD = 2BO = 2a\)
    \({V_{S.ABCD}} = \frac{1}{3}SO.{S_{ABCD}} = \frac{1}{6}SO.AC.BD = \frac{{8\sqrt 2 }}{3}{a^3}\)
    \({S_{OBC}} = \frac{1}{4}{S_{ABCD}}\)
    \(d(M,\left( {OBC} \right)) = \frac{1}{2}SO\)
    \({V_{MOBC}} = \frac{1}{4}{V_{S.ABCD}} = \frac{{\sqrt 2 }}{3}{a^3}\)
     
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 376:
    Cho hình chóp S.ABC có tam giác ABC vuông cân tại A, BC=a, tam giác SBC đều và nằm trong mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng (ABC). Tính thể tích V của khối chóp S.ABC.
    • A. \(V=\frac{{\sqrt 3 {a^3}}}{{24}}\)
    • B. \(V=\sqrt 3 {a^3}\)
    • C. \(V=\frac{{\sqrt 3 {a^3}}}{4}\)
    • D. \(V=\frac{{\sqrt 6 {a^3}}}{8}\)
    [​IMG]
    Gọi H là trung điểm của BC vì tam giác SBC là tam giác đều nên ta có \(SH \bot BC \Rightarrow SH = \frac{{a\sqrt 3 }}{2}\)
    Ta lại có \(SH \bot BC,\left( {SBC} \right) \bot \left( {ABC} \right)\), \(BC = \left( {SBC} \right) \cap \left( {ABC} \right)\) nên \(SH \bot \left( {ABC} \right)\)
    Tam giác ABC vuông cân tại A và có cạnh \(BC = a\) nên \(AB = AC = \frac{a}{{\sqrt 2 }}\)
    \(\Rightarrow {S_{ABC}} = \frac{1}{2}.AB.AC = \frac{1}{2}.{\left( {\frac{a}{{\sqrt 2 }}} \right)^2} = \frac{{{a^2}}}{4}\)
    Vậy thể tích hình cần tính là
    \({V_{S.ABC}} = \frac{1}{3}.SH.{S_{ABC}} = \frac{1}{3}\frac{{a\sqrt 3 }}{2}\frac{{{a^2}}}{4} = \frac{{{a^3}\sqrt 3 }}{{24}}\)
     
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 377:
    Một kim tự tháp ở Ai Cập được xây dựng vào khoảng 2500 trước Công nguyên. Kim tự tháp này là một khối chóp tứ giác đều có chiều cao 150 m, cạnh đáy dài 220 m. Tính diện tích xung quanh S của kim tự tháp này.
    • A. \(S=2200\sqrt {346} \,\left( {{m^2}} \right)\)
    • B. \(S=4400\sqrt {346} \left( {{m^2}} \right)\)
    • C. \(S=2420000\left( {{m^3}} \right)\)
    • D. \(S=1100\sqrt {346} \left( {{m^2}} \right)\)
    Tính diện tích xung quanh của Kim tự tháp chính là tính diện tích của 4 mặt bên của
    hình chóp tứ giác đều .
    Gọi O là tâm của đáy của hình chóp tứ giác đều .
    [​IMG]
    Ta có: \(SO \bot (ABCD),\,SO = 150\)
    AB=BC=CD=DA=220
    Gọi H là trung điểm của CD ta có: \(SH \bot CD\).
    \(OH = \frac{{AD}}{2} = 110\)
    \(SH = \sqrt {S{O^2} + O{H^2}} = 10\sqrt {346}\)
    \({S_{xq}} = 4{S_{SCD}} = 4.\frac{1}{2}CD.SH = 4400\sqrt {346}\)
     
  7. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 378:
    Cho hình lăng trụ ABC.A’B’C’ vì M là trung điểm của CC’. Gọi khối đa diện (H) là phần còn lại của khối lăng trụ ABC.A’B’C’ sau khi cắt bỏ đi khối chóp M.ABC. Tính tỷ số thể tích của (H) và khối chóp M.ABC.
    • A. \(\frac{{{V_{(H)}}}}{{{V_{M.ABC}}}} = \frac{1}{6}\)
    • B. \(\frac{{{V_{(H)}}}}{{{V_{M.ABC}}}} = 6\)
    • C. \(\frac{{{V_{(H)}}}}{{{V_{M.ABC}}}} = \frac{1}{5}\)
    • D. \(\frac{{{V_{(H)}}}}{{{V_{M.ABC}}}} = 5\)
    [​IMG]
    Gọi V là thể tích khối chóp M.ABC.
    M là trung điểm của CC’
    Theo bài ra ta có:
    \(\frac{{{V_{C'ABM}}}}{{{V_{C'ABC}}}} = \frac{{C'M}}{{C'C}} = \frac{1}{2} \Rightarrow {V_{C'ABM}} = \frac{1}{2}{V_{C'ABC}}\)
    \(\Rightarrow {V_{C'ABM}} = {V_{M.ABC}} = = \frac{1}{2}{V_{C'ABC}} = V\)
    \(\Rightarrow {V_{C'ABC}} = 2V\)
    Ta lại có \({V_{C'ABC}} = {V_{AA'B'C'}} = {V_{BA'B'C'}} = 2V\)
    Nên: \({V_{(H)}}= {V_{C'ABC}} + {V_{AA'B'C'}} + {V_{BA'B'C'}} - {V_{MABC}} = 5V\)
    Vậy \(\frac{V_{(H)}}{{{V_{M.ABC}}}} = 5\)
     
  8. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 379:
    Biết thể tích của khối lăng trụ ABC.A'B'C' bằng V. Tính thể tích \(V_1\) tứ diện A'ABC' theo V.
    • A. \(V_1=\frac{V}{4}\)
    • B. \(V_1=2V\)
    • C. \(V_1=\frac{V}{2}\)
    • D. \(V_1=\frac{V}{3}\)
    [​IMG]
    Ta có \({S_{ABC}} = {S_{A'B'C'}} \Rightarrow {V_{CA'B'C'}} = {V_{C'ABC}}\)
    Mà ta lại có ACC'A’ là hình bình hành nên \(d\left( {C,\left( {ABC'} \right)} \right) = d\left( {A',\left( {ABC'} \right)} \right)\)
    \(\Rightarrow {V_{C.ABC'}} = {V_{A.ABC'}} \Rightarrow {V_{B.A'B'C'}} = {V_{C'.ABC}} = {V_{A'.ABC'}}\)
    \(\Rightarrow {V_{A'.ABC'}} = \frac{V}{3}\)
     
  9. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  10. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪