Trắc Nghiệm Chuyên Đề Khối Tròn Xoay

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 41:
    Cho hình trụ có hai đáy là hình tròn (O) và (O’) . Trên hai đường tròn lấy hai điểm A, B sao cho góc giữa AB và mặt phẳng chứa đường tròn đáy bằng \(45^\circ \)và khoảng cách đến trục OO' bằng \(\frac{{a\sqrt 2 }}{2}\). Biết bán kính đáy bằng a, tính thể tích của khối trụ theo a.
    • A. \(V = \frac{{\pi {a^3}\sqrt 2 }}{6}\)
    • B. \(V = \pi {a^3}\sqrt 2 \)
    • C. \(V = \frac{{\pi {a^3}\sqrt 2 }}{2}\)
    • D. \(V = \frac{{\pi {a^3}\sqrt 2 }}{3}\)
    [​IMG]
    Đặt OO’ = h. Gọi I, E, D lần lượt là trung điểm của BC, BA, OO’. Ta có:
    \(d\left( {AB;OO'} \right) = ED = IO' = \frac{{a\sqrt 2 }}{2}\)
    Tam giác ABC vuông tại C có \(\widehat B = 45^\circ \Rightarrow \) vuông cân \( \Rightarrow BC = AC = h\)
    Ta có: \(CO{'^2} = C{I^2} + IO{'^2} \Leftrightarrow {a^2} = {\left( {\frac{h}{2}} \right)^2} + {\left( {\frac{{a\sqrt 2 }}{2}} \right)^2} \Leftrightarrow h = a\sqrt 2 \)
    Thể tích khối trụ là: \(V = \pi {a^2}.a\sqrt 2 = \pi {a^3}\sqrt 2 \)
     
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 42:
    Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác vuông cân tại C, CA = a, mặt bên SAB là tam giác vuông cân tại S và nằm trong mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng đáy (ABC). Tính bán kính R của mặt cầu ngoại tiếp hình chóp S.ABC.
    • A. \(R = \frac{{a\sqrt 2 }}{2}\)
    • B. \(R = \frac{{a\sqrt 3 }}{2}\)
    • C. \(R = \frac{a}{2}\)
    • D. \(R = a\sqrt 2 \)
    Ta có: \(AB = \sqrt {{a^2} + {a^2}} = a\sqrt 2 \)
    Gọi I là trung điểm của AB. Khi đó I là tâm mặt cầu ngoại tiếp hình chóp S.ABC.
    Bán kính mặt cầu ngoại tiếp hình chóp S.ABC là: \(R = CI = \frac{{a\sqrt 2 }}{2}\).
    [​IMG]
     
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 43:
    Một cốc nước có dạng hình trụ chiều cao là 15cm, đường kính đáy là 6cm, lượng nước ban đầu trong cốc cao 10cm. Thả vào cốc nước 5 viên bi hình cầu có cùng đường kính là 2cm. Hỏi sau khi thả 5 viên bi, mực nước trong cốc cách miệng cố bao nhiêu cm? (Kết quả làm tròn đến hàng phần trăm).
    • A. 4,25cm
    • B. 4,81cm
    • C. 4,26cm
    • D. 3,52cm
    Bán kính đáy là: 3(cm).
    Thể tích nước ban đầu là: \(V = \pi {.3^2}.10 = 90\pi \left( {c{m^3}} \right)\)
    Thể tích của 5 viên bị là: \(5.\frac{4}{3}\pi {.1^3} = \frac{{20}}{3}\pi \)
    Thể tích khối nước và các viên bi là: \(90\pi + \frac{{20\pi }}{3} = \frac{{290\pi }}{3}\left( {c{m^3}} \right)\)
    Chiều cao của mực nước lúc sau là: \(\frac{{\frac{{290\pi }}{3}}}{{\pi {{.3}^2}}} = \frac{{290}}{{27}}\left( {cm} \right)\)
    Mực nước trong cốc cách miệng cốc là: \(15 - \frac{{290}}{{27}} \approx 4,26\left( {cm} \right)\).
     
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 44:
    Cho hình nón có bán kính đường tròn đáy là 6cm và diện tích hình tròn đáy bằng \(\frac{3}{5}\) diện tích xung quanh của hình nón. Tính thể tích V của khối nón.
    • A. \(V = 48\pi \left( {c{m^3}} \right)\)
    • B. \(V = 64\pi \left( {c{m^3}} \right)\)
    • C. \(V = 96\pi \left( {c{m^3}} \right)\)
    • D. \(V = 288\pi \left( {c{m^3}} \right)\)
    Diện tích hình tròn đáy là: \(S = \pi {r^2} = \pi {.6^2} = 36\pi \)
    Diện tích xung quanh của hình nón là: \(S = \pi rl = \frac{5}{3}.36\pi \Leftrightarrow \pi .6.l = \frac{5}{3}.36\pi \Leftrightarrow l = 10\)
    Chiều cao của hình nón là: \(h = \sqrt {{l^2} - {r^2}} = \sqrt {{{10}^2} - {6^2}} = 8\)
    Thể tích của khối nón là: \(V = \frac{1}{3}.S.h = \frac{1}{3}.36\pi .8 = 96\left( {c{m^3}} \right)\).
     
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 45:
    Trong không gian cho hình chữ nhật ABCD có \(AB = a,AC = a\sqrt 5 \). Tính diện tích xung quanh \({S_{xq}}\) của hình trụ khi quay đường gấp khúc BCDA xung quanh trục AB.
    • A. \({S_{xq}} = 2\pi {a^2}\)
    • B. \({S_{xq}} = 4\pi {a^2}\)
    • C. \({S_{xq}} = 2{a^2}\)
    • D. \({S_{xq}} = 4{a^2}\)
    Bán kính hình trụ là: \(AD = BC = \sqrt {A{C^2} - A{B^2}} = \sqrt {{{\left( {a\sqrt 5 } \right)}^2} - {a^2}} = 2a\)
    Diện tích xung quanh của hình trụ là: \({S_{xq}} = 2\pi .AD.AB = 2\pi .2a.a = 4\pi {a^2}\).
     
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 46:
    Người ta cắt hai hình cầu bán kính lần lượt là R = 13 cm và \(r = \sqrt {41} \) cm để làm một hồ lô đựng rượu như hình vẽ bên. Biết đường tròn giao của hai hình cầu có bán kính bằng \(r' = 5\) cm và nút uống là một hình trụ có bán kính đáy bằng \(\sqrt 5 \) cm, chiều cao bằng 4 cm. Hỏi hồ lô đó đựng được bao nhiêu lít rượu. Kết quả được làm tròn đến một chữ số sau dấu phẩy?
    [​IMG]
    • A. 10,5
    • B. 9,2
    • C. 10,2
    • D. 11,4
    Gọi V1, V2, V3 lần lượt là thể tích của khối cầu bán kinh R, r và phần giao của hai khối cầu.
    Khi đó thể tích mà bỏ hồ lô chứa được là \(V = {V_1} + {V_2} - {V_3} + {V_t}\)
    • Thể tích khối cầu có bán kính \(R = 13\) cm là \({V_1} = \frac{4}{3}\pi {R^3}\)
    • Thể tích khối cầu có bán kính \(r = \sqrt {41} \) cm là \({V_2} = \frac{4}{3}\pi {r^3}\)
    • Phần giao của hai khối cầu chính là hai chỏm cầu có chiều cao lần lượt là \({h_1} = R - \sqrt {{R^2} - {{r'}^2}} = 1\) và \({h_2} = r - \sqrt {{r^2} - {{r'}^2}} = \sqrt {41} - 4\). Do đó \({V_3} = \pi h_1^2\left( {R - \frac{{{h_1}}}{3}} \right) + \pi h_2^2\left( {r - \frac{{{h_2}}}{3}} \right)\)
    • Thể tích khối trụ là \({V_t} = \pi {r^2}h = \pi .{\left( {\sqrt 5 } \right)^2}.4 = 20\pi \) \(c{m^3}\)
    Vậy thể tích cần tính là \(V = {V_1} + {V_2} - {V_3} + {V_t} \approx 10,2\) lít.
     
  7. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 47:
    Gọi V1 là thể tích của khối trụ có diện tích toàn phần S và Vc là thể tích của khối cầu có diện tích là S. Khi đó, giá trị lớn nhất của tỉ số \(\frac{{{V_t}}}{{{V_c}}}\) bằng:
    • A. \(\frac{{\sqrt 3 }}{2}\)
    • B. \(\frac{{\sqrt 6 }}{4}\)
    • C. \(\frac{{\sqrt 3 }}{3}\)
    • D. \(\frac{{\sqrt 6 }}{3}\)
    Chuẩn hóa \(S = 4\pi \). Gọi khối trụ có bán kính đáy bằng r và chiều cao bằng h.
    Khi đó \(S = 2\pi rh + 2\pi {r^2} = 4\pi \Rightarrow rh + {r^2} = 2 \Leftrightarrow h = \frac{{2 - {r^2}}}{r} = \frac{2}{r} - r\)
    Thể tích khối trụ là \(V = \pi {r^2}h = \pi {r^2}\left( {\frac{2}{r} - r} \right) = \pi \left( {2r - {r^3}} \right)\)
    Gọi bán kính khối cầu là R suy ra \(S = 4\pi {R^2} = 4\pi \Rightarrow R = 1 \Rightarrow {V_c} = \frac{4}{3}\pi \)
    Do đó \(\frac{{{V_t}}}{{{V_c}}} = \frac{{\pi \left( {2r - {r^3}} \right)}}{{\frac{4}{3}\pi }} = \frac{3}{4}.\left( {2r - {r^3}} \right)\).
    Xét hàm số \(f\left( r \right) = 2r - {r^3},r > 0\)
    Ta có \(f'\left( r \right) = 2 - 3{r^2} = 0 \Leftrightarrow r = \frac{{\sqrt 6 }}{3}\).
    [​IMG]
    Dựa vào bảng biến thiên, suy ra \(\min f\left( r \right) = f\left( {\frac{{\sqrt 6 }}{3}} \right) = \frac{{4\sqrt 6 }}{9} \Rightarrow \min \frac{{{V_t}}}{{{V_c}}} = \frac{{\sqrt 6 }}{3}.\)
     
  8. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 48:
    Một hình nón có thiết diện qua trục là một tam giác cân, cạnh bên bằng 1, góc ở đỉnh bằng 1200. Thể tích khối nón bằng:
    • A. \(\frac{{\sqrt 3 \pi }}{8}\)
    • B. \(\pi \)
    • C. \(\frac{\pi }{4}\)
    • D. \(\frac{\pi }{8}\)
    Gọi đường kính đáy của hình nón là a.
    Theo định lí Cosin, ta có \({a^2} = {1^2} + {1^2} - 2.1.1\cos {120^0} = 3 \Rightarrow a = \sqrt 3 \Rightarrow R = \frac{a}{2} = \frac{{\sqrt 3 }}{2}\).
    Chiều cao của hình nón là \(h = \sqrt {{1^2} - {{\left( {\frac{{\sqrt 3 }}{2}} \right)}^2}} = \frac{1}{2}\).
    Thể tích khối nón là \(V = \frac{\pi }{8}.\)
     
  9. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 49:
    Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, gọi A, B, C lần lượt là hình chiếu vuông góc của điểm \(S\left( {2; - 4;4} \right)\) trên các mặt phẳng (Oyz), (Ozx), (Oxy). Tính diện tích của mặt cầu ngoại tiếp hình chóp S.ABC.
    • A. \(4\pi \)
    • B. \(25\pi \)
    • C. \(36\pi \)
    • D. \(56\pi \)
    Dễ thấy SA, SB, SC đôi một vuông góc.
    Do đó \(R = \frac{{\sqrt {S{A^2} + S{B^2} + S{C^2}} }}{2} = 3 \Rightarrow S = 4\pi {R^2} = 4\pi {.3^2} = 36\pi .\)
     
  10. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 50:
    Thể tích của một khối trụ có thiết diện qua trục là một hình vuông, diện tích xung quanh bằng \(4\pi \) là:
    • A. \(\pi \)
    • B. \(16\pi \)
    • C. \(2\pi \)
    • D. \(3\pi \)
    Gọi a là chiều cao của khối trụ suy ra khối trụ có bán kính bằng \(\frac{a}{2}.\)
    Ta có \({S_{xq}} = 2\pi .\frac{a}{2}.a = 4\pi \Leftrightarrow a = 2\).
    Thể tích của khối trụ \(V = \pi .{\left( {\frac{a}{2}} \right)^2}.a = \pi {.1^2}.2 = 2\pi \).