Câu 290: Biết giới hạn quang điện ngoài của Bạc, Kẽm và Natri tương ứng là 0,26 μm; 0,35 μm và 0,5 μm. Để không xẩy ra hiện tượng quang điện ngoài đối với hợp kim làm từ ba chất trên thì ánh sáng kích thích phải có bước sóng A. 0,5 μm B. 0,26 μm C. 0,62 μm D. 0,35 μm Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 291: Kim loại dùng làm catôt của một tế bào quang điện có công thoát là 2,2 eV. Giới hạn quang điện của kim loại dùng làm catôt là A. $0,4342.10^{-6}$ m B. $0,4824.10^{-6}$ m C. $0,5236.10^{-6}$ m D. $0,5646.10^{-6}$ m Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 292: Chiếu một chùm bức xạ đơn sắc vào một tấm kẽm có giới hạn quang điện 0,35 μm. Hiện tượng quang điện sẽ không xảy ra khi chùm bức xạ có bước sóng là A. 0,1μm B. 0,2μm C. 0,3μm D. 0,4μm Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 293: Công thoát electron khỏi kẻm là 4,25 eV. Chiếu vào một tấm kẻm đặt cô lập về điện một chùm bức xạ điện từ đơn sắc thì thấy tấm kẻm tích được điện tích cực đại là 3 V. Tính bước sóng và tần số của chùm bức xạ A. $0,191$ (μm); $10^{15}$ (Hz) B. $0,171$ (μm); $1,75.10^{15}$ (Hz) C. $0,191$ (μm); $1,1.10^{14}$ (Hz) D. $0,171$(μm); $10^{14}$ (Hz) Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 294: Công thoát electron khỏi đồng là 4,57 eV. Chiếu bức xạ có bước sóng \(\lambda\) = 0,14 \(\mu\)m vào một quả cầu bằng đồng đặt xa các vật khác. Tính giới hạn quang điện của đồng và điện thế cực đại mà quả cầu đồng tích được. A. 0,19(μm); 4,3 (V) B. 0,19(μm); 4,3 (V) C. 0,27(μm); 4,3 (V) D. 2,53(μm); 3,4 (V) Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 295: Một quả cầu bằng đồng (Cu) cô lập về điện được chiếu bởi 1 bức xạ điện từ có λ = 0,14 (μm), Cho giới hạn quang điện của Cu là λ1 = 0,3 (μm). Tính điện thế cực đại của quả cầu. A. 4,34 V B. 3,74 V C. 4,73 V D. 4,26 V Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 296: Khi chiếu bức xạ có bước sóng λ1 = 0,2(μm) vào một tấm kim loại cô lập, thì thấy quang electron có vận tốc ban đầu cực đại là 0,7.106(m/s).Nếu chiếu bức xạ có bước sóng λ2 thì điện thế cực đại của tấm kim loại là 3(V). Bước sóng λ2 là: A. 0,19(μm) B. 2,05(μm) C. 0,16(μm) D. 2,53(μm) Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 297: Chiếu bức xạ có tần số $f_1$ vào quả cầu cô lập về điện thì xảy ra hiện tượng quan điện với điện thế cực đại của quả cầu là $V_1$ và động năng ban đầu cực đại của elec tron quan điện đúng bằng một nửa công thoát của kim loại. Chiếu quả cầu bức xạ có tần số $f_2 = f_1 + f$ vào quả cầu kim loại đó thì hiệu điện thế cực đại của quả cầu là 5V1. Hỏi nếu chiếu riêng bức xạ tần số $f$ vào quả cầu kim loại trên (đang trung hòa về điện) thì điện thế cực đại của quả cầu là: A. $4V_1$ B. $2,5V_1$ C. $3V_1$ D. $2V_1$ Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 298: Một quả cầu bằng kim loại có giới hạn quang điện là 0,277 μm được đặt cô lập với các vật khác. Chiếu vào quả cầu ánh sáng đơn sắc có $λ< λ_0$ thì quả cầu nhiễm điện và đạt tới điện thế cực đại là 5,77 V. Tính λ? A. $0,1211$ μm B. $1,1211$ μm C. $2,1211$ μm D. $3,1211$ μm Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 299: Một tấm kim loại có giới hạn quang điện $λ_o = 0,275$ μm được đặt cô lập về điện. Người ta chiếu sáng nó bằng bức xạ có bước sóng λ thì thấy điện thế cực đại của tấm kim loại này là 2,4 V. Bước sóng λ của ánh sáng kích thích là A. $0,2738$ μm B. $0,1795$ μm C. $0,4565$ μm D. $3,259$ μm Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án