Câu 380: Hiệu điện thế hãm của một tế bào quang điện là 1,5(V) . Đặt vào hai đầu anốt (A) và catốt (K) của tế bào quang điện trên một hiệu điện thế xoay chiều \(u_{AK} = 3 cos(100 \pi t + \pi / 3) (V).\) Khoảng thời gian dòng điện chạy trong tế bào này trong thời gian 2 phút kể từ gốc thời gian $t=0$ là: A. 40(s) B. 60 (s) C. 80(s) D. 120(s) Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 381: Chiếu lần lượt hai bức xạ có bước sóng $λ_1=600$nm và $λ_2=0,3$μm vào một tấm kim loại thì nhận được các electron quang điện có vận tốc ban đầu cực đại lần lượt là $v_1=2.10^5$ m/s và $v_2=4.10^5$ m/s.Nếu chiếu bức xạ có $λ_3=0,2$ μm vào tấm kim loại đó thì vận tốc ban đầu cực đại của các electron quang điện là: A. \(2\sqrt{5}.10^5 m/s\) B. \(2\sqrt{7}.10^5 m/s\) C. \(\sqrt{6}.10^5 m/s\) D. \(3\sqrt{2}.10^5 m/s\) Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 382: Ánh sáng có bước sóng $4000A^0$ chiếu vào kim loại có công thoát $1,88eV$. Động năng ban đầu cực đại của các electron quang điện là: A. $19,6.10^{-21}$J B. $12,5.10^{-21}$J C. $19,6.10^{-19}$ J D. $1,96.10^{-19}$ J Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 383: Nguyên tử hidro đang ở trạng thái dừng thứ n thì nhận một photon có năng lượng hf làm cho nguyên tử này nhảy lên mức năng lượng kế tiếp và bán kính nguyên tử hidro thay đổi một lượng 56,25%. Số vạch mà nguyên tử hidro có thể phát ra trong dãy Banme là: A. 3 vạch B. 4 vạch C. 5 vạch D. 6 vạch Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 384: Một tế bào quang điện có công thoát electron của kim loại làm tế bào quang điện là 3,50eV. Người ta đặt vào hai đầu Anot và Catot một điện áp xoay chiều \(u_{AK} = 3 cos(4 \pi t - \frac{\pi}{3}) (V)\). Dùng ánh sáng hồ quang có năng lượng photon bằng 5eV chiếu vào tế bào quang điện. Trong 1/3(s) kể từ thời điểm t = 0 thời gian dòng quang điện không chạy trong tế bào quang điện là: A. 1/6 (s) B. 1,5 (s) C. 2/5 (s) D. 1(s) Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 385: Trong thí nghiệm đối với một tế bào quang điện, kim loại dùng làm ca tốt có bước sóng giới hạn là \(\lambda _0\). Khi chiếu đồng thời các bức xạ có bước sóng khác nhau \(\lambda _1\) và \(\lambda _2\) thì xác định được hiệu điện thế hãm là Uh và cường độ dòng bão hòa Ibh . Khi tắt bức xạ có bước sóng \(\lambda _1\) thì hiệu điện thế hãm không đổi, song cường độ dòng điện bão hòa giảm. Kết luận nào sau đây đúng? A. \(\lambda _2\leq \lambda _0 \leq \lambda _1\) B. \(\lambda _0\leq \lambda _1 \leq \lambda _2\) C. \(\lambda _2\leq \lambda _1 \leq \lambda _0\) D. \(\lambda _1\leq \lambda _1 \leq \lambda _0\) Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 386: Ka tốt của tế bào quang điện có công thoát 1,5eV, được chiếu bởi bức xạ đơn sắc \(\lambda\). Lần lượt đặt vào tế bào điện áp \(U_{AK} = 3V\) và \(U_{AK} =15V\) thì thấy vận tốc cực đại của electron khi đập vào anot tăng gấp đôi. Giá trị của \(\lambda\) là A. 0,211 \(\mu\)m B. 0, 497 \(\mu\)m C. 0,795 \(\mu\)m D. 0,259 \(\mu\)m Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 387: Bước sóng của vạch quang phổ đầu tiên trong dãy Laiman là 122nm, của hai vạch \(H_a\) và \(H_\beta\) trong dãy Banme lần lượt là 656nm và 486nm. Bước sóng của vạch đầu tiên trong dãy Pasen là: A. 2167nm B. 1875nm C. 1498nm D. 1628nm Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 388: Giới hạn quang điện của mỗi kim loại là: A. Bước sóng dài nhất của bức xạ chiếu vào kim loại đó mà gây ra được hiện tượng quang điện B. Công nhỏ nhất dùng để bứt electron ra khỏi bề mặt kim loại đó C. Công lớn nhất dùng để bứt electron ra khỏi bề mặt kim loại đó D. Bước sóng ngắn nhất của bức xạ chiếu vào kim loại đó mà gây ra được hiện tượng quang điện Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 389: Chiếu bức xạ có bước sóng vào bề mặt catot của tế bào quang điện có bước sóng giới hạn $\lambda = 0,45 \mu m$, $\lambda_0 = 0,6 \mu m$. Hiệu điện thế giữa anot và catot là $U_{AK} = 3V$. Động năng cực đại của electron quang điện đến anot là A. $3,7.10^{-19}$ J B. $1,1.10^{-19}$ J C. $5,9. 10^{-19}$ J D. $2,410^{-19}$ J Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án