Câu 390: Khi electron ở quỹ đạo đừng thứ n thì năng lượng của nguyên tử hidro được xác định bởi công thức \(E_n = -A/n^2 (J)\) (với n = 1,2,3 .......). Khi electron trong nguyên tử hidro nhảy từ quỹ đạo M sang quỹ đạo L thì nguyên tử phát ra photon ứng với bước sóng λ0. Nếu electron nhảy từ quỹ đạo L về quỹ đạo K thì nguyên tử phát ra photon ứng với bước sóng bằng A. $5λ_0/7$ B. $5λ_0/27$ C. $λ_0/15$ D. $λ_0$ Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 391: Các nguyên tử trong một đám khí Hydro đang ở cung một trạng thái dừng hấp thụ năng lượng của chùm photon có tần số $f_1$ và chuyển lên trạng thái kích thích. Khi các nguyên tử chuyển về trạng thái có mức năng lượng thấp hơn thì phát ra 6 loại photon có tần số $f_1> f_2> f_3 > f_4> f_5> f_6$. Gọi Em( với $m = K, L, M, N$ ....) là năng lượng của các trạng thái dừng tương ứng, ta có hệ thức đúng: A. $E_N – E_K = hf_3$ B. $E_M – E_L = hf_1$ C. $E_M – E_K = hf_2$ D. $E_N – E_L = hf_6$ Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 392: Hiện tượng quang dẫn là A. hiện tượng một chất quát quang khi bị chiếu bằng chùm electron B. hiện tượng một chất bị nóng lên khi ánh sáng chiếu vào C. hiện tượng giảm điện trở của chất bán dẫn khi chiếu vào nó một chùm ánh sáng có bước sóng thích hợp D. sự truyền sóng ánh sáng bằng sợi cáp quang Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 393: Bút laze mà ta thường sử dụng để chỉ bảng thuộc loại laze A. Khí B. Rắn C. Lỏng D. Bán dẫn Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 394: Mẫu nguyên tử Bo khác mẫu nguyên tử Rơ-dơ-pho ở điểm nào dưới đây? A. Hình dạng quỹ đạo của các electron. B. Trạng thái có năng lượng ổn định. C. Mô hình nguyên tử có hạt nhân. D. Lực tương tác giữa electron và hạt nhân nguyên tử. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 395: Công thoát của electron ra khỏi đồng là $4,14 eV$. Chiếu lần lượt hai bức xạ có bước sóng $λ_1 =0,20$ μm và $λ_2= 0,35$ μm vào bề mặt tấm đồng. Hiện tượng quang điện A. không xảy ra với cả hai bức xạ đó. B. xảy ra với cả hai bức xạ đó. C. chỉ xảy ra với bức xạ $λ_1$. D. chỉ xảy ra với bức xạ $λ_2$. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 396: Theo mẫu nguyên từ Bo, trong nguyên tử hidro, khi êlectron ở quỹ đạo dừng thứ n thì năng lượng của nguyên tử hiđrô được xác định bởi công thức \(E_n = \frac{13,6}{n^2}\) (eV) (với $n = 1, 2, 3,…$). Khi nguyển tử chuyển từ quỹ đạo dừng $n = 5$ về quỹ đạo dừng $n = 4$ thì nguyên tử phát ra phôtôn có bước sóng $λ_0$. Khi nguyên tử hấp thụ một photon có bước sóng $λ$ thì chuyển từ trạng thái dừng có mức năng lượng tưng ứng với $n = 2$ lên trạng thái dừng có mực năng lượng tương ứng với $n = 4$. Tỉ số \(\frac{\lambda }{\lambda _0}\) là A. \(\frac{1 }{2}\) B. \(\frac{25 }{3}\) C. \(2\) D. \(\frac{3 }{25}\) Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 397: Thuyết lượng tử ánh sáng không giải thích được hiện tượng nào sau đây? A. Cầu vồng sau cơn mưa. B. Hiện tượng quang phát quang. C. Sự phát xạ quang phổ vạch của hiđro D. Hiện tượng quang điện. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 398: Theo mẫu nguyên tử Bo, năng lượng các trạng thái dứng của nguyên tử hidro có biểu thức \(E_n = -\frac{13,6}{n^2}\) (trong đó n = 1, 2, 3, …). Có một khối khí hidro nguyên tử đang ở trạng thái cơ bản. Người ta kích thích khối khí đó bằng ánh sáng. Trong số các photon có năng lượng 10,20 eV; 10,50 eV; 12,09 eV; 12,75 eV; photon không bị khối khí hấp thụ là photon có năng lượng A. 12,75 eV. B. 10,20 eV. C. 10,50 eV. D. 12,09 eV. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 399: Khi nói về bản chất của ánh sáng, phát biểu nào sau đây sai? A. Ánh sáng có lưỡng tính sóng – hạt. B. Ánh sáng có bước sóng càng ngắn thì khả năng đâm xuyên càng mạnh C. Khi tính chất hạt thể hiện càng rõ nét, ta càng dễ quan sát hiện tượng giao thoa của ánh sáng. D. Ánh sáng có bước sóng càng ngắn thì tính chất hạt càng thể hiện rõ, tính chất sóng càng mờ nhạt. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án