Trắc Nghiệm Chuyên Đề Nguyên Hàm, Tích Phân Và ứng Dụng

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 182:
    Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho hình thang ABCD với \(A\left( { - 1;2} \right),B\left( {5;5} \right),C\left( {5;0} \right),\)\(D\left( { - 1;0} \right).\) Quay hình thang ABCD xung quanh trục Ox thì thể tích khối nón tròn xoay tạo thành là bao nhiêu?
    • A. \(72\pi .\)
    • B. \(74\pi .\)
    • C. \(76\pi .\)
    • D. \(78\pi .\)
    [​IMG]

    Thể tích cần tính là thể tích khối tròn xoay tạo bởi hình thang ABCD giới hạn bởi các đường \(y = \frac{x}{2} + \frac{5}{2};\,\,y = 0;\,\,x = - 1;\,\,x = 5\) (như hình vẽ).

    Khi đó: \(V = \pi \int\limits_{ - 1}^5 {{{\left( {\frac{x}{2} + \frac{5}{2}} \right)}^2}d{\rm{x}}} = 78\pi .\)
     
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 183:
    Diện tích hình phẳng giới hạn bởi hai đồ thị hàm số \(y = a{{\rm{x}}^3}\,\,\left( {a > 0} \right),\) trục hoành và hai đường thẳng \(x = - 1,x = k\,\,\left( {k > 0} \right)\) bằng \(\frac{{17{\rm{a}}}}{4}.\) Tìm k.
    • A. \(k = 1.\)
    • B. \(k = \frac{1}{4}.\)
    • C. \(k = \frac{1}{2}.\)
    • D. \(k = 2.\)
    Ta có: \(S = \int\limits_{ - 1}^k {\left| {a{x^3}} \right|dx} = a\left( {\int\limits_{ - 1}^0 { - {x^3}dx} + \int\limits_0^k {{x^3}dx} } \right) = a\left( {\frac{1}{4} + \frac{{{k^4}}}{4}} \right) = \frac{{17a}}{4} \Rightarrow k = 2.\)
     
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 184:
    Cho \(I = \int\limits_0^{\frac{\pi }{2}} {{{\sin }^2}x.\cos x.dx} \) và \(u = \sin x.\) Mệnh đề nào dưới đây đúng?
    • A. \(I = \int\limits_0^1 {{u^2}du} .\)
    • B. \(I = 2\int\limits_0^1 {udu} .\)
    • C. \(I = - \int\limits_{ - 1}^0 {{u^2}du} .\)
    • D. \(I = - \int\limits_0^1 {{u^2}du} .\)
    Đặt \(u = {\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inx}} \Rightarrow du = \cos xdx \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 0,u = 0\\x = \frac{\pi }{2},u = 1\end{array} \right. \Rightarrow I = \int\limits_0^1 {{u^2}du.} \)
     
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 185:
    Biết \(\int\limits_0^1 {\frac{{{x^3}}}{{{x^2} + 1}}d{\rm{x}}} = \frac{1}{2} - \frac{1}{{a + 1}}\ln 2.\) Tính a.
    • A. \(a = 1.\)
    • B. \(a = 2.\)
    • C. \(a = 0.\)
    • D. \(a = 4.\)
    \(\begin{array}{l}t = {x^2} + 1 \Rightarrow dt = 2{\rm{xd}}t\\ \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 0 \Rightarrow t = 1\\x = 1 \Rightarrow t = 2\end{array} \right.\end{array}\)

    \(\begin{array}{l} \Rightarrow \int\limits_0^1 {\frac{{{x^3}}}{{{x^2} + 1}}d{\rm{x}}} = \frac{1}{2}\int\limits_1^2 {\frac{{t - 1}}{t}dt} = \frac{1}{2}\int\limits_1^2 {\left( {1 - \frac{1}{t}} \right)dt} = \left. {\left( {\frac{1}{2} - \frac{1}{2}\ln \left| t \right|} \right)} \right|_1^2\\ = \frac{1}{2} - \frac{1}{2}\ln 2 \Rightarrow a = 1.\end{array}\)
     
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 186:
    Biết \(F\left( x \right) = \left( {{\rm{a}}{{\rm{x}}^2} + b{\rm{x}} + c} \right){e^x}\) là một nguyên hàm của hàm số \(f\left( x \right) = {x^2}.{e^x}.\) Tính a, b và c.
    • A. \(\left\{ \begin{array}{l}a = 1\\b = 2\\c = - 2\end{array} \right..\)
    • B. \(\left\{ \begin{array}{l}a = 2\\b = 1\\c = - 2\end{array} \right..\)
    • C. \(\left\{ \begin{array}{l}a = - 2\\b = 2\\c = 1\end{array} \right..\)
    • D. \(\left\{ \begin{array}{l}a = 1\\b = - 2\\c = 2\end{array} \right..\)
    \(F\left( x \right) = \int {f\left( x \right)d{\rm{x}}} = \int {{x^2}.{e^x}d{\rm{x}}} .\)

    Đặt \(\left\{ \begin{array}{l}{u_1} = {x^2}\\d{u_1} = {e^x}d{\rm{x}}\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}d{u_1} = 2{\rm{xdx}}\\{u_1} = {e^x}\end{array} \right. \Rightarrow F\left( x \right) = {x^2}{e^x} - 2\int {x{e^x}d{\rm{x}}} .\)

    \(\left\{ \begin{array}{l}{u_2} = x\\d{u_2} = {e^x}d{\rm{x}}\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}d{u_2}{\rm{ = dx}}\\{u_2} = {e^x}\end{array} \right.\)

    \( \Rightarrow F\left( x \right) = {x^2}{e^x} - 2{\rm{x}}{e^x} + 2\int {{e^x}d{\rm{x}}} = {x^2}{e^x} - 2{\rm{x}}{e^x} + 2{e^x} = \left( {{x^2} - 2{\rm{x}} + 2} \right){e^x}\)

    Suy ra: \( \Rightarrow a = 1,\,\,b = - 2,\,\,c = 2.\)
     
  7. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 187:
    Cho \(F\left( x \right)\) là một nguyên hàm của hàm số \(f\left( x \right) = \frac{1}{{x\ln {\rm{x}}}}\) và \(F\left( e \right) = 3.\) Tính \(F\left( {\frac{1}{e}} \right).\)
    • A. \(F\left( {\frac{1}{e}} \right) = \frac{1}{3}.\)
    • B. \(F\left( {\frac{1}{e}} \right) = 3.\)
    • C. \(F\left( {\frac{1}{e}} \right) = \ln 3.\)
    • D. \(F\left( {\frac{1}{e}} \right) = 1 - \ln 3.\)
    Xét nguyên hàm: \(\int {f(x)dx} = \int {\frac{1}{{x\ln x}}dx} \)

    Đặt \(t = \ln x \Rightarrow dt = \frac{1}{x}dx\)

    Khi đó: \(\int {f(x)dx} = \int {\frac{1}{t}dt} = \ln \left| t \right| + C = \ln \left| {\ln x} \right| + C\)

    Ta có: \(F\left( e \right) = 3 = \ln \left| {\ln e} \right| + C \Rightarrow C = 2\)

    Vậy: \(F\left( {\frac{1}{e}} \right) = \ln \left| {\ln \left( {\frac{1}{e}} \right)} \right| + 2 = 3.\)
     
  8. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 188:
    Tìm nguyên hàm của hàm số \(f\left( x \right) = {\left( {2{\rm{x}} + 1} \right)^9}.\)
    • A. \(\int {f\left( x \right)d{\rm{x}}} = \frac{1}{{20}}{\left( {2{\rm{x}} + 1} \right)^{10}} + C.\)
    • B. \(\int {f\left( x \right)d{\rm{x}}} = \frac{1}{{10}}{\left( {2{\rm{x}} + 1} \right)^9} + C.\)
    • C. \(\int {f\left( x \right)d{\rm{x}}} = \frac{1}{{10}}{\left( {2{\rm{x}} + 1} \right)^{10}} + C.\)
    • D. \(\int {f\left( x \right)d{\rm{x}}} = \frac{1}{{20}}{\left( {2{\rm{x}} + 1} \right)^9} + C.\)
    Ta có: \(\int {f\left( x \right)d{\rm{x}}} = \int {{{\left( {2{\rm{x}} + 1} \right)}^9}d{\rm{x}}} \)

    Đặt: \(t = 2x + 1 \Rightarrow dt = 2dx\)

    Ta có: \(\int {f\left( x \right)d{\rm{x}}} = \int {{{\left( {2{\rm{x}} + 1} \right)}^9}d{\rm{x}}} = \frac{1}{2}\int {{t^9}dt} = \frac{1}{{20}}{t^{10}} + C = \frac{1}{{20}}{\left( {2{\rm{x}} + 1} \right)^{10}} + C.\)
     
  9. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 189:
    Một cái chuông có dạng như hình vẽ. Giả sử khi cắt chuông bởi mặt phẳng qua trục của chuông, được thiết diện có đường viền là một phần parabol (hình vẽ). Biết chuông cao 4m, và bán kính của miệng chuông là \(2\sqrt 2 \). Tính thể tích chuông?

    [​IMG]
    • A. \(6\pi \)
    • B. \(12\pi \)
    • C. \(2{\pi ^3}\)
    • D. \(16\pi \)
    [​IMG]

    Xét hệ trục như hình vẽ, dễ thấy parabol đi qua ba điểm \(\left( {0;0} \right),\left( {4;2\sqrt 2 } \right),\left( {4; - 2\sqrt 2 } \right)\) nên có phương trình \(x = \frac{{{y^2}}}{2}\).

    Thể tích của chuông là thể tích của khối tròn xoay tạo bởi hình phẳng \(y = \sqrt {2 x},x = 0,x = 4\) quay quanh trục Ox.

    Ta có \(V = \pi \int\limits_0^4 {2xdx} = \left. {\left( {\pi {x^2}} \right)} \right|_0^4 = 16\pi \)
     
  10. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 190:
    Gọi V là thể tích vật tròn xoay khi quay hình phẳng giới hạn bởi đồ thị hàm số \(\sqrt {\frac{{\ln {\rm{x}}}}{{x{{\left( {\ln {\rm{x}} + 1} \right)}^2}}}} ,\) trục Ox, đường thẳng \(x = e\) quanh trục Ox. Biết \(V = \pi \left( {a\ln 2 + b} \right),\) với \(a,b \in \mathbb{Q}.\) Khẳng định nào sau đây là đúng?
    • A. \(a - b = 1.\)
    • B. \({a^2} + {b^2} = 4.\)
    • C. \(a + 2b = 0.\)
    • D. \(ab = 2.\)
    Thể tích khối tròn xoay là: \(V = \pi \int\limits_1^e {\frac{{\ln {\rm{x}}}}{{x{{\left( {\ln {\rm{x}} + 1} \right)}^2}}}d{\rm{x}}} \)

    Đặt \(t = \ln {\rm{x}} + 1 \Rightarrow dt = \frac{1}{x}dx\).

    Đổi cận: \(\left\{ \begin{array}{l}x = 1 \Rightarrow t = 1\\x = e \Rightarrow t = 2\end{array} \right.\)

    Vậy: \(V = \pi \int\limits_1^2 {\frac{{t - 1}}{{{t^2}}}dt} = \pi \int\limits_1^2 {\left( {\frac{1}{t} - \frac{1}{{{t^2}}}} \right)} dt = \pi \left( {\ln 2 - \frac{1}{2}} \right)\)

    Suy ra: \(a = 1;\,\,b = - \frac{1}{2} \Rightarrow a + 2b = 0\)