Trắc Nghiệm Chuyên Đề Nguyên Hàm, Tích Phân Và ứng Dụng

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 231:
    Có bao nhiêu số \(a \in \left( {0;20\pi } \right)\) sao cho \(\int\limits_0^a {{{\sin }^5}x.\sin 2x} dx = \frac{2}{7}.\)
    • A. 20
    • B. 19
    • C. 9
    • D. 10
    Ta có \(\int\limits_0^a {{{\sin }^5}x\sin 2xdx = \frac{2}{7}} \Leftrightarrow 2\int\limits_0^a {{{\sin }^6}x\cos xdx = \frac{2}{7}} \Leftrightarrow \int\limits_0^a {{{\sin }^6}x\cos xdx} = \frac{1}{7}\)

    Đặt:

    \(\begin{array}{l}t = \sin x \Rightarrow dt = \cos xdx.\\\left\{ \begin{array}{l}x = 0 \Rightarrow t = 0\\x = a \Rightarrow t = \sin a\end{array} \right.\\ \Rightarrow \int\limits_0^a {{{\sin }^6}x\cos xdx} = \int\limits_0^{\sin a} {{t^6}dt} = \left. {\frac{1}{7}{t^7}} \right|_0^{\sin a} = \frac{1}{7}\\ \Rightarrow {\sin ^7}a = 1 \Leftrightarrow \sin a = 1 \Leftrightarrow a = \frac{\pi }{2} + k2\pi \left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\end{array}\)

    Mặt khác \(a \in \left( {0;20\pi } \right) \Rightarrow 0 < \frac{\pi }{2} + k2\pi < 20\pi \Leftrightarrow - \frac{\pi }{2} < k2\pi < \frac{{39\pi }}{2} \Leftrightarrow - \frac{1}{4} < k < \frac{{39}}{4}\)

    \(k \in \mathbb{Z} \Rightarrow k = \left\{ {0;1;2;3;4;5;6;7;8;9} \right\}\) .

    Suy ra có 10 số a thỏa mãn đề bài.
     
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 232:
    Tính diện tích S của hình phẳng giới hạn bởi hai đường: \(y = \left| {{x^2} - 4x + 3} \right|,\)\(x = - 1.\).
    • A. \(S = \frac{{107}}{6}.\)
    • B. \(S = \frac{{109}}{6}.\)
    • C. \(S = \frac{{109}}{7}.\)
    • D. \(S = \frac{{109}}{8}.\)
    [​IMG]

    Xét phương trình hoành độ giao điểm ta có:

    \(\left| {{x^2} - 4x + 3} \right| = x + 3 \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x + 3 \ge 0\\\left[ \begin{array}{l}{x^2} - 4x + 3 = x + 3\\{x^2} - 4x + 3 = - \left( {x + 3} \right)\end{array} \right.\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 0\\x = 5\end{array} \right.\).

    Ta có: \(\left| {{x^2} - 4x + 3} \right| \le x + 3,\forall x \in \left[ {0;5} \right]\).

    Vậy diện tích phần hình phẳng cần tính là:

    \(S = \int\limits_0^5 {\left( {x + 3 - \left| {{x^2} - 4x + 3} \right|} \right){\rm{d}}x} \)

    \( = \int\limits_0^1 {\left( {x + 3 - {x^2} + 4x - 3} \right){\rm{d}}x} + \int\limits_1^3 {\left( {x + 3 + {x^2} - 4x + 3} \right){\rm{d}}x + \int\limits_3^5 {\left( {x + 3 - {x^2} + 4x - 3} \right){\rm{d}}x} } \)

    \( = \int\limits_0^1 {\left( { - {x^2} + 5x} \right){\rm{d}}x} + \int\limits_1^3 {\left( {{x^2} - 3x + 6} \right){\rm{d}}x + \int\limits_3^5 {\left( { - {x^2} + 5x} \right){\rm{d}}x} } \)

    \( = \left. {\left( { - \frac{{{x^3}}}{3} + \frac{{5{x^2}}}{2}} \right)} \right|_0^1 + \left. {\left( {\frac{{{x^3}}}{3} - \frac{{3{x^2}}}{2} + 6x} \right)} \right|_1^3 + \left. {\left( { - \frac{{{x^3}}}{3} + \frac{{5{x^2}}}{2}} \right)} \right|_3^5 = \frac{{109}}{6}.\)
     
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 233:
    Người ta thay nước mới cho một bể bơi dạng hình hộp chữ nhật có độ sâu \({h_1} = 280\,\,\,cm\). Giả sử \(h(t)\,\,cm\) là chiều cao của mực nước bơm được tại thời điểm \(t\) giây, bết rằng tốc độ tăng của chiều cao nước tại giây thứ \(t\) là \(h'(t) = \frac{1}{{500}}\sqrt[3]{{t + 3}}\) . Hỏi sau bao lâu thì nước bơm được \(\frac{3}{4}\) độ sâu của hồ bơi?
    • A. \(7545,2\,s\).
    • B. \(7234,8\,s\).
    • C. \(7200,7\,s\).
    • D. \(7560,5\,s\).
    Sau m giây mức nước của bể là:

    \(h(m)=\int_{0}^{m}h'(t)dt=\int_{0}^{m}\frac{1}{500}\sqrt[3]{t+3}dt =\frac{3\sqrt[3]{(t+3)^4}}{2000}\bigg|^m_0=\frac{3}{2000} \left [ \sqrt[3]{(m+3)^4}-3\sqrt[3]{3} \right ]\)

    Yêu cầu bài toán, ta có: \(\frac{3}{2000}\left [ \sqrt[3]{(m+3)^4}-3\sqrt[3]{3} \right ]=\frac{3}{4}.280\)

    Suy ra: \(\sqrt[3]{(m+3)^4}=140000+3\sqrt[3]{3} \Leftrightarrow \sqrt[4]{(140000+3\sqrt[3]{3})}-3=7234,8\)
     
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 234:
    Biết hàm số \(F\left( x \right) = a{x^3} + \left( {a + b} \right){x^2} + \left( {2a - b + c} \right)x + 1\) là một nguyên hàm hàm của hàm số \(f\left( x \right) = 3{x^2} + 6x + 2\). Tính tổng \(a + b + c.\)
    • A. 5
    • B. 4
    • C. 3
    • D. 2
    Ta có \(F\left( x \right) = \int {f\left( x \right)} dx = \int {\left( {3{x^2} + 6x + 2} \right)} dx = {x^3} + 3{x^2} + 2x + C\)

    Mặt khác \(F\left( x \right) = a{x^3} + \left( {a + b} \right){x^2} + \left( {2a - b + c} \right)x + 1 \Rightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{a = 1}\\{a + b = 3}\\{2a - b + c = 2}\\{C = 1}\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{a = 1}\\{b = 2}\\{c = 2}\\{C = 1}\end{array}} \right.\)

    \( \Rightarrow a + b + c = 5\).
     
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 235:
    Một ô tô đang chạy đều với vận tốc 15 (m/s) thì phía trước xuất hiện chướng ngại vật nên người lái đạp phanh gấp. Kể từ thời điểm đó, ô tô chuyển động chậm dần đều với gia tốc \( - a\left( {m/{s^2}} \right)\). Biết ô tô chuyển động thêm được 20m thì dừng hẳn. Hỏi a thuộc khoảng nào dưới đây?
    • A. \(\left( {3;4} \right)\)
    • B. \(\left( {4;5} \right)\)
    • C. \(\left( {5;6} \right)\)
    • D. \(\left( {6;7} \right)\)
    Ta có \(v\left( t \right) = 15 - a.t\left( {m/s} \right) \Rightarrow v\left( t \right) = 0 \Leftrightarrow 15 - a.t = 0 \Leftrightarrow t = \frac{{15}}{a}\left( s \right)\)

    Ô tô đi được thêm được 20m, suy ra \(\int\limits_0^{\frac{a}{{15}}} {v\left( t \right)dt = 20 \Leftrightarrow \int\limits_0^{\frac{{15}}{a}} {\left( {15 - a.t} \right)} dt = 20 \Leftrightarrow \left( {15t - \frac{1}{2}a.{t^2}} \right)\left| {\begin{array}{*{20}{c}}{\frac{{15}}{a}}\\0\end{array}} \right.} = 20\) \( \Leftrightarrow 15\frac{{15}}{a} - \frac{1}{2}a.\frac{{{{15}^2}}}{{{a^2}}} = 20\) \( \Leftrightarrow \frac{{225}}{a} - \frac{{225}}{{2a}} = 20 \Leftrightarrow a = 5,625\left( {m/{s^2}} \right) \Rightarrow a \in \left( {5;6} \right).\)
     
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 236:
    Cho \(I = \int\limits_0^{\frac{\pi }{4}} {\left( {x - 1} \right)\sin 2xdx} \). Tìm đẳng thức đúng?
    • A. \(I = - \left( {x - 1} \right)\cos 2x\left| {\begin{array}{*{20}{c}}{\frac{\pi }{4}}\\0\end{array}} \right. + \int\limits_0^{\frac{\pi }{4}} {\cos 2x} dx\)
    • B. \(I = - \left( {x - 1} \right)\cos 2x\left| {\begin{array}{*{20}{c}}{\frac{\pi }{4}}\\0\end{array}} \right. - \int\limits_0^{\frac{\pi }{4}} {\cos 2x} dx\)
    • C. \(I = - \frac{1}{2}\left( {x - 1} \right)\cos 2x\left| {\begin{array}{*{20}{c}}{\frac{\pi }{4}}\\0\end{array}} \right. + \frac{1}{2}\int\limits_0^{\frac{\pi }{4}} {\cos 2x} dx\)
    • D. \(I = - \frac{1}{2}\left( {x - 1} \right)\cos 2x\left| {\begin{array}{*{20}{c}}{\frac{\pi }{4}}\\0\end{array}} \right. - \frac{1}{2}\int\limits_0^{\frac{\pi }{4}} {\cos 2x} dx\)
    Đặt \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{u = x - 1}\\{dv = \sin 2xdx}\end{array}} \right. \Rightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{du = dx}\\{v = - \frac{1}{2}\cos 2x}\end{array} \Rightarrow I = } \right.\left. { - \frac{1}{2}\left( {x - 1} \right)\cos 2x} \right|_0^{\frac{\pi }{4}} + \frac{1}{2}\int\limits_0^{\frac{\pi }{4}} {\cos 2xdx} .\)
     
  7. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 237:
    Tìm nguyên hàm của hàm số \(f(x) = {\left( {2 + {e^{3x}}} \right)^2}.\)
    • A. \(\int {f(x)dx} = 4x + \frac{4}{3}{e^{3x}} + \frac{1}{6}{e^{6x}} + C\).
    • B. \(\int {f(x)dx} = 3x + \frac{4}{3}{e^{3x}} + \frac{1}{6}{e^{6x}} + C\).
    • C. \(\int {f(x)dx} = 4x + \frac{4}{3}{e^{3x}} - \frac{1}{6}{e^{6x}} + C\).
    • D. .\(\int {f(x)dx} = 3x + \frac{4}{3}{e^{3x}} + \frac{5}{6}{e^{6x}} + C\).
    \(\int {f(x)} dx = \int {{{\left( {2 + {e^{3x}}} \right)}^2}} dx = \int {\left( {4 + 4{e^{3x}} + {e^{6x}}} \right)} {\rm{d}}x = 4x + \frac{4}{3}{e^{3x}} + \frac{1}{6}{e^{6x}} + C\).
     
  8. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 238:
    Giả sử tích phân \(I = \int\limits_1^5 {\frac{1}{{1 + \sqrt {3x + 1} }}{\rm{d}}x} = a + b.ln3 + c.ln5\). Tính tổng a+b+c.
    • A. \(a + b + c = \frac{4}{3}.\)
    • B. . \(a + b + c = \frac{5}{3}.\)
    • C. \(a + b + c = \frac{7}{3}.\)
    • D. \(a + b + c = \frac{8}{3}.\)
    Đặt \(1 + \sqrt {3x + 1} = t \Rightarrow 3x + 1 = {\left( {t - 1} \right)^2} \Rightarrow {\rm{d}}x = \frac{2}{3}\left( {t - 1} \right){\rm{d}}t\).

    Đổi cận \(x = 1 \Rightarrow t = 3;x = 5 \Rightarrow t = 5\).

    Khi đó \(I = \int\limits_3^5 {\frac{2}{3}\frac{{t - 1}}{t}{\rm{d}}t} = \frac{2}{3}\int\limits_3^5 {\left( {1 - \frac{1}{t}} \right){\rm{d}}t} = \left. {\frac{2}{3}\left( {t - \ln \left| t \right|} \right)} \right|_3^5 = \frac{4}{3} + \frac{2}{3}ln3 - \frac{2}{3}ln5\).

    Do đó \(a = \frac{4}{3};b = \frac{2}{3};c = - \frac{2}{3}\).

    Vậy \(a + b + c = \frac{4}{3}.\)
     
  9. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 239:
    Tìm nguyên hàm của hàm số \(f\left( x \right) = x\ln \left( {x + 2} \right)\).
    • A. \(\int {f\left( x \right){\rm{d}}x} = \frac{{{x^2}}}{2}\ln \left( {x + 2} \right) - \frac{{{x^2} + 4x}}{4} + C\).
    • B. \(\int {f\left( x \right){\rm{d}}x} = \frac{{{x^2} - 4}}{2}\ln \left( {x + 2} \right) - \frac{{{x^2} - 4x}}{4} + C\).
    • C. \(\int {f\left( x \right){\rm{d}}x} = \frac{{{x^2}}}{2}\ln \left( {x + 2} \right) - \frac{{{x^2} + 4x}}{2} + C\).
    • D. \(\int {f\left( x \right){\rm{d}}x} = \frac{{{x^2} - 4}}{2}\ln \left( {x + 2} \right) - \frac{{{x^2} + 4x}}{2} + C\).
    Đặt \(\left\{ \begin{array}{l}u = \ln \left( {x + 2} \right)\\{\rm{d}}v = x{\rm{d}}x\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}{\rm{d}}u = \frac{{{\rm{d}}x}}{{x + 2}}\\v = \frac{{{x^2}}}{2}\end{array} \right.\).

    Ta có:

    \(\begin{array}{l}\int {f\left( x \right){\rm{d}}x} = \frac{{{x^2}}}{2}\ln \left( {x + 2} \right) - \frac{1}{2}\int {\frac{{{x^2}}}{{x + 2}}{\rm{d}}x} = \frac{{{x^2}}}{2}\ln \left( {x + 2} \right) - \frac{1}{2}\int {\left( {x - 2 + \frac{4}{{x + 2}}} \right){\rm{d}}x} \\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, = \frac{{{x^2}}}{2}\ln \left( {x + 2} \right) - \frac{1}{2}\left( {\frac{{{x^2}}}{2} - 2x + 4\ln \left( {x + 2} \right)} \right) + C\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, = \frac{{{x^2} - 4}}{2}\ln \left( {x + 2} \right) - \frac{{{x^2} - 4x}}{4} + C.\end{array}\)
     
  10. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 240:
    Cho \(\int_1^3 {\frac{{{\rm{d}}x}}{{\left( {x + 1} \right)\left( {x + 4} \right)}}} = a\ln 2 + b\ln 5 + c\ln 7\,\,\,\left( {a,b,c \in \mathbb{Q}} \right)\). Tính \(S = a + 4b - c\)
    • A. \(1.\)
    • B. \(\frac{4}{3}.\)
    • C. \(\frac{7}{3}.\)
    • D. \(2.\)
    Ta có \(\frac{1}{{\left( {x + 1} \right)\left( {x + 4} \right)}} = \frac{1}{3}\left[ {\frac{1}{{x + 1}} - \frac{1}{{x + 4}}} \right]\).

    Do đó:

    \(\begin{array}{l}\int_1^3 {\frac{{{\rm{d}}x}}{{\left( {x + 1} \right)\left( {x + 4} \right)}}} = \frac{1}{3}\ln \left| {\frac{{x + 1}}{{x + 4}}} \right|\left| \begin{array}{l}3\\1\end{array} \right. = \frac{1}{3}\left( {\ln \frac{4}{7} - \ln \frac{2}{5}} \right)\\ = \frac{1}{3}\left( {\ln 2 + \ln 5 - \ln 7} \right) = \frac{1}{3}\ln 2 + \frac{1}{3}\ln 5 - \frac{1}{3}\ln 7 \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = \frac{1}{3}\\b = \frac{1}{3}\\c = - \frac{1}{3}\end{array} \right.\end{array}\)

    Vậy: \(S = \frac{1}{3} + 4.\frac{1}{3} - \frac{1}{3} = \frac{4}{3}\)