Trắc Nghiệm Chuyên Đề Nguyên Hàm, Tích Phân Và ứng Dụng

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 551:
    Tính tích phân \(\int\limits_1^e {\frac{{\ln x}}{{{x^2}}}dx}\) được kết quả \(a + \frac{b}{e}\). Tính tổng \(a + b\).
    • A. -2
    • B. -1
    • C. 2
    • D. 3
    \(I = \int\limits_1^e {\frac{{\ln x}}{{{x^2}}}dx}\) Đặt \(\left\{ \begin{array}{l} \ln x = u \to du = \frac{1}{x}dx\\ \frac{{dx}}{{{x^2}}} = dv \Rightarrow v = - \frac{1}{x} \end{array} \right.\)

    Khi đó \(I = \left. { - \frac{1}{x}.\ln x} \right|_1^e - \int\limits_1^e { - \frac{1}{x}.\frac{1}{x}dx}\)

    \(= \left( { - \frac{1}{e}.{\mathop{\rm lne}\nolimits} } \right) - \left( { - \frac{1}{1}.\ln 1} \right) + \int\limits_1^e {\frac{1}{{{x^2}}}dx}\)

    \(= \frac{{ - 1}}{e} + \left. {\left( { - \frac{1}{x}} \right)} \right|_1^e = \frac{{ - 1}}{e} - \frac{1}{e} + \frac{1}{1} = 1 - \frac{2}{e}\)

    Vậy a=1; b=-2 nên a+b=-1.
     
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 552:
    Tốc độ thay đổi doanh thu (bằng đô la trên một máy tính) cho việc bán x máy tính là f(x), biết \(f'\left( x \right) = 12{x^5} + 3{x^2} + 2x + 12\). Tìm tổng doanh thu khi bán được mười hai máy tính đầu tiên.
    • A. 5973984 đô la
    • B. 1244234 đô la
    • C. 622117 đô la
    • D. 2986992 đô la
    Ta có: \(\int {\left( {12{x^5} + 3{x^2} + 2x + 12} \right)dx}\)

    \(= \frac{{12}}{{5 + 1}}{x^6} + 3.\frac{1}{{2 + 1}}{x^3} + 2.\frac{1}{{1 + 1}}{x^2} + 12x + C\)

    \(= 2{x^6} + {x^3} + {x^2} + 12x + C\).

    Đây là “Tốc độ thay đổi doanh thu ( bằng đô la trên một máy tính) cho việc bán x máy tính” nên C = 0. Do vậy ta chỉ cần thay x = 12 vào sẽ được:

    \(f\left( {12} \right) = {2.12^6} + {12^3} + 12.12 = 5973984\)
     
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 553:
    Tìm nguyên hàm của hàm số \(f(x) = x{e^{3x}}\).
    • A. \(\int {f(x)dx = \frac{1}{3}\left( {x{e^{3x}} - {e^{3x}}} \right) + C}\)
    • B. \(\int {f(x)dx = \frac{1}{3}x{e^{3x}} - \frac{1}{9}{e^{3x}} + C}\)
    • C. \(\int {f(x)dx = \frac{1}{9}\left( {x{e^{3x}} - {e^{3x}}} \right) + C}\)
    • D. \(\int {f(x)dx = \frac{1}{9}x{e^{3x}} - \frac{1}{3}{e^{3x}} + C}\)
    Đặt \(\left\{ \begin{array}{l} u = x\\ {e^{3x}}dx = dv \end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} du = dx\\ v = \frac{1}{3}{e^{3x}} \end{array} \right.\)

    \(\begin{array}{l} \int {f(x)dx = \int {x{e^{3x}}dx = \frac{1}{3}x{e^{3x}} - \frac{1}{3}\int {{e^{3x}}dx} } } \\ = \frac{1}{3}x{e^{3x}} - \frac{1}{9}{e^{3x}} + C \end{array}\)
     
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 554:
    Thể tích khối tròn xoay được giới hạn bởi các đường \(y = \sqrt {1 - {x^2}} ;x = 0;y = 0\) khi quay quanh trục Ox không được tính bằng công thức nào sau đây?
    • A. \(\pi \int\limits_0^1 {{{\left( {1 - {x^2}} \right)}^2}dx}\)
    • B. \(\pi \int\limits_0^1 {\left( {1 - {x^2}} \right)dx}\)
    • C. \(\pi \left( {x - \frac{{{x^3}}}{3}} \right)\left| {\begin{array}{*{20}{c}} 1\\ 0 \end{array}} \right.\)
    • D. \(\frac{{2\pi }}{3}\)
    Với bài toán này ta không thể cần thực hiện đủ các bước tính thể tích khối xoay mà vẫn có thể tìm được đáp án đúng như sau:

    Thể tích khối tròn xoay được giới hạn bởi các đường \(y = f\left( x \right);x = a;x = b;y = 0;\) với a>b khi quay quanh trục Ox là \(V = \pi \int\limits_a^b {{f^2}\left( x \right)} dx\). Nhìn vào đáp án A ta có thể nhận thấy ngay đáp án này sai do \({\left( {\sqrt {1 - {x^2}} } \right)^2} \ne {\left( {1 - {x^2}} \right)^2}\).
     
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 555:
    Một công ty phải gánh chịu nợ gia tăng với tốc độ D(t) đô la mỗi năm, với \(D'\left( t \right) = 90\left( {t + 6} \right)\sqrt {{t^2} + 12t}\) trong đó t là thời gian (tính theo năm) kể từ công ty bắt đầy vay nợ. Đến năm thứ tư công ty đã phải chịu 1 610 640 đô la tiền nợ nần. Tìm hàm số biểu diễn tốc độ nợ nần của công ty này?
    • A. \(D\left( t \right) = 30\sqrt {{{\left( {{t^2} + 12t} \right)}^3}} + C\)
    • B. \(D\left( t \right) = 30\sqrt[3]{{{{\left( {{t^2} + 12t} \right)}^2}}} + 1610640\)
    • C. \(D\left( t \right) = 30\sqrt {{{\left( {{t^2} + 12t} \right)}^3}} + 1595280\)
    • D. \(D\left( t \right) = 30\sqrt[3]{{{{\left( {{t^2} + 12t} \right)}^2}}} + 1610640\)
    Ta có:

    \(\int {90\left( {t + 6} \right)\sqrt {{t^2} + 12tdt} } = 45\int {\sqrt {{t^2} + 12t} d\left( {{t^2} + 12t} \right)}\)

    \(= 45\int {{{\left( {{t^2} + 12t} \right)}^{\frac{1}{2}}}d\left( {{t^2} + 2t} \right)}\)

    \(= 45.\frac{1}{{1 + \frac{1}{2}}}{\left( {{t^2} + 12t} \right)^{1 + \frac{1}{2}}}\)

    \(= 30.\sqrt {{{\left( {{t^2} + 12t} \right)}^3}}\)

    Vì đến năm thứ tư công ty đã chịu 1610640 tiền nợ nần nên số tiền mà công ty vay năm đầu sẽ được tính

    \(1610640 - 30\sqrt {{{\left( {{4^2} + 12.4} \right)}^3}} = 1595280\)

    Vậy công thức tính tiền nợ nần sẽ như sau:

    \(D\left( t \right) = 30\sqrt {{{\left( {{t^2} + 12t} \right)}^3}} + 1595280\)
     
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 556:
    Cho tích phân \(I = \int\limits_0^{\frac{\pi }{2}} {\sin x\sqrt {8 + \cos x} dx}\). Đặt \(u = 8 + \cos x\) thì kết quả nào sau đây là đúng?
    • A. \(I = 2\int\limits_8^9 {\sqrt u du}\)
    • B. \(I = \frac{1}{2}\int\limits_9^8 {\sqrt u du}\)
    • C. \(I = \int\limits_9^8 {\sqrt u du}\)
    • D. \(I = \int\limits_8^9 {\sqrt u du}\)
    Ta nhận thấy \(\left( {\cos x + 8} \right)' = - \sin x\). Vậy \(I = \int\limits_0^{\frac{\pi }{2}} {\sin x\sqrt {8 + \cos x} } dx = - \int\limits_0^{\frac{\pi }{2}} {\sqrt {8 + \cos x} d\left( {8 + \cos x} \right)}\)

    Đổi cận

    [​IMG]

    Khi đó: \(I = - \int\limits_9^8 {\sqrt u } du = \int\limits_8^9 {\sqrt u } du\)
     
  7. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 557:
    Tính thể tích V của khối trong xoay được tạo nên khi quay hình phẳng giới hạn bởi đồ thị hàm số \(y = \sqrt {36 - {x^2}}\) với trục hoành khi quay quanh trục hoành.
    • A. \(V = 288\pi\)(đvtt)
    • B. \(V = 144\pi\)(đvtt)
    • C. \(V = 12\pi\)(đvtt)
    • D. Không tính được.
    \(y = \sqrt {36 - {x^2}} \Leftrightarrow {y^2} + {x^2} = 36\)

    Đây là đồ thị phương trình đường tròn có tâm O(0;0) bán kính bẳng 6. Khi đó khi quay hình phẳng giới hạn bởi đồ thị hàm số với trục hoành quanh trục hoành chính là khối cầu tâm O(0;0) bán kính bằng 6.

    [​IMG]

    Thể tích khối cầu sẽ được tính bằng công thức


    \(V = \frac{4}{3}\pi {R^3} = \frac{4}{3}.\pi {.6^3} = 288\pi\)
     
  8. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 558:
    Tìm nguyên hàm của hàm số \(f(x) = \frac{{4{x^3} - 5{x^2} - 1}}{{{x^2}}}\).
    • A. \(\int {f(x)} dx = 2{x^2} - 5x + \frac{1}{x} + C\)
    • B. \(\int {f(x)} dx = {x^2} - 5x + \frac{1}{x} + C\)
    • C. \(\int {f(x)} dx = 2{x^2} - 5x + \ln \left| x \right| + C\)
    • D. \(\int {f(x)} dx = 2{x^2} - 5x - \frac{1}{x} + C\)
    Nhìn vào phân thức cần tìm nguyên hàm ta thấy đa thức ở tử số có bậc lớn hơn bậc của mẫu số, nên ta sẽ tiến hành chia tử số cho mẫu số ta được: \(\int {\frac{{4{x^3} - 5{x^2} - 1}}{{{x^2}}}} dx = \int {\left( {4x - 5 - \frac{1}{{{x^2}}}} \right)dx}\).\(= 2{x^2} - 5x + \frac{1}{x} + C\)
     
  9. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 559:
    Tính thể tích V của khối tròn xoay sinh ra bởi hình phẳng giới hạn bởi các đường \(y = \frac{4}{{x - 4}},y = 0,x = 0,x = 2\) quay một vòng quanh trục Ox là (theo đơn vị thể tích).
    • A. \(V = 2\pi\) (đvtt)
    • B. \(V = 4\pi\) (đvtt)
    • C. \(V = 6\pi\)(đvtt)
    • D. \(V = 8\pi\)(đvtt)
    Sử dụng Casio.

    \(V = \pi \int\limits_0^2 {\left| {{{\left( {\frac{4}{{x - 4}}} \right)}^2} - {0^2}} \right|dx} = \pi \int\limits_0^2 {\frac{{16}}{{{{\left( {x - 4} \right)}^2}}}dx}\)

    Nhập vào máy \(\pi \int\limits_0^2 {\frac{{16}}{{{{\left( {x - 4} \right)}^2}}}dx} = 4\pi\).
     
  10. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪