Trắc Nghiệm Chuyên Đề Phương Pháp Toạ độ Trong Không Gian

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Câu 1:
    Trong không gian toạ độ Oxyz, cho hai mặt phẳng \((P):x - 1 = 0\) và \((Q):z - 1 = 0\). Xác định quỹ tích tâm các mặt cầu tiếp xúc với cả hai mặt phẳng (P) và (Q).
    • A. Quỹ tích là mặt phẳng có phương trình x=z
    • B. Quỹ tích là mặt phẳng có phương trình x=z và x+z-2=0
    • C. Quỹ tích là hai mặt phẳng có phương trình x=z và x+z-2=0 trừ đường có phương trình x=z=1.
    • D. Quỹ tích là mặt phẳng có phương trình x+z-2=0.
    Điểm (x;y;z) thuộc quỹ tích \( \Leftrightarrow |x - 1| = |z - 1| \ne 0. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\left[ \begin{array}{l}x = z\\x + z - 2 = 0\end{array} \right.\\x \ne 1,z = 1\end{array} \right.\)

    Vậy quỹ tích là hai mặt phẳng có phương trình x = z và x + z – 2 = 0 trừ đường thẳng có phương trình x = z = 1.
     
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 2:
    Trong không gian toạ độ Oxyz, cho đường thẳng \(d:\left\{ \begin{array}{l}x = y\\z = - 1\end{array} \right.\) và đường thẳng \(d':\left\{ \begin{array}{l}x = y\\z = 1\end{array} \right..\) Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng d và d’.
    • A. 1
    • B. \(\sqrt 2 \)
    • C. 2
    • D. \(\sqrt 3 \)
    Vì \(\overrightarrow {{u_d}} = (1;1;0),\,\,\overrightarrow {{u_{d'}}} = (1;1;0)\) và điểm A=(0;0;-1) thuộc d nhưng không thuộc d’ nên hai đường thẳng d và d’ song song với nhau.

    Do đó, khoảng cách giữa hai đường thẳng d và d’ cũng bằng khoảng cách từ điểm A đến d’.

    Có \(B = (0;0;1) \in d',\overrightarrow {AB} = (0;0;2).\)

    Dễ thấy AB vuôn góc với d’ nên d(A, d’) = AB = 2.
     
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 3:
    Cho hình lập phương ABCD.A’B’C’D’. Gọi M và N lần lượt là trung đuểm của cạnh A’B’ và cạnh BC. Tính góc giữa hai đường thẳng AC’ và MN.
    • A. \({45^0}\)
    • B. \({60^0}\)
    • C. \({30^0}\)
    • D. \({90^0}\)
    Ta chọn hệ toạ độ \((A,\,\overrightarrow {AB} ,\overrightarrow {AD} ,\,\overrightarrow {{\rm{AA}}'} )\)

    Khi đó:

    \(\begin{array}{l}A = (0;0;0),\,C' = (1,1,1),\,M = \left( {\frac{1}{2},0,1} \right),N = \left( {1,\frac{1}{2},0} \right)\\ \Rightarrow \overrightarrow {AC'} = (1,1,1),\,\overrightarrow {MN} = \left( {\frac{1}{2};\frac{1}{2}; - 1} \right)\end{array}\)

    Vì \(\overrightarrow {AC'} .\overrightarrow {MN} = 0 \Rightarrow \overrightarrow {AC'} \bot \overrightarrow {MN} .\)

    Vậy góc giữa hai đường thẳng AC’ và MN bằng \({90^0}\)
     
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 4:
    Trong không gian toạ độ Oxyz, cho mặt cầu \((S):{x^2} + {y^2} + {z^2} + 4x - 2y + 4z + 5 = 0\) và mặt phẳng (P): x=3. Khẳng định nào sau đây là đúng?
    • A. Giao của (S) và (P) là hai điểm phân biệt.
    • B. Giao của (S) và (P) là một điểm
    • C. Giao của (S) và (P) là một đường tròn.
    • D. Giao của (S) và (P) là tập rỗng.
    Mặt cầu (S) có tâm I=(-2;1;-2) và bán kính \(R = \sqrt {{{( - 2)}^2} + {1^2} + {{( - 1)}^2} - 5} = 2.\)

    Ta có: \(d(I,(P)) = \frac{{\left| { - 2 - 3} \right|}}{{\sqrt {{1^2}} }} = 5 > 2\)

    Do đó giao của (S) và (P) là tập rỗng.
     
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 5:
    Trong không gian toạ độ Oxyz, cho điểm A=(1;1;1) và hai mặt phẳng \((P):x + y - z = 2,\,\,(Q):\,x - y + z = 1.\) Viết phương trình mặt phẳng đi qua A và vuông góc với cả hai mặt phẳng (P) và (Q).
    • A. y+z=2
    • B. x+y+z=3
    • C. x+z=2
    • D. 2y-x-z=0
    Cách 1: Thử trực tiếp

    Ta thấy cả 4 mặt phẳng ở 4 phương án đều đi qua A nên không loại được phương án nào.

    Mặt phẳng x+y+z=3 không vuông góc với mặt phẳng (Q) nên loại.

    Mặt phẳng x+z=2 không vuông góc với mặt phẳng (Q) nên loại.

    Mặt phẳng 2y – x – z = 0 không vuông góc với mặt phẳng (P) nên loại.

    Vậy chọn mặt phẳng y + z = 2

    Cách 2: Ta có \(\overrightarrow {{n_P}} = (1;1; - 1),\,\,\overrightarrow {{n_Q}} = (1; - 1;1).\)

    Gọi mặt phẳng cần tìm là (R).

    Vì (R) vuông góc với cả (P) và (Q) nên (R) có 1 vecto pháp tuyến là

    \(\overrightarrow n = \left[ {\overrightarrow {{n_P}} .\,\,\overrightarrow {{n_Q}} } \right] = (0; - 2; - 2)\)

    Phương trình mặt phẳng (R) là: \(0.\left( {x - 1} \right) - 2.\left( {y - 1} \right) - 2.\left( {z - 1} \right) = 0 \Leftrightarrow y + z = 2.\)
     
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 6:
    Trong không gian toạ độ Oxyz, cho đường thẳng d có phương trình x=y=z và đường thẳng \(d':\left\{ \begin{array}{l}x + y = 0\\z = 0\end{array} \right..\) Khẳng định nào sau đây là đúng?
    • A. d và d’ trùng nhau
    • B. d và d’ song song
    • C. d và d’ vuông góc và không chéo nhau
    • D. d và d’ chéo nhau và không vuông góc.
    Phương trình của đường thẳng \(d':\left\{ \begin{array}{l}x = t\\y = - t\\z = 0\end{array} \right.\,\,\,(t \in \mathbb{R}).\)

    Ta có: \(\overrightarrow {{u_d}} = (1;1;1),\,\,\,\overrightarrow {{u_{d'}}} = (1; - 1;0)\)

    Vì \(\overrightarrow {{u_d}} .\,\overrightarrow {{u_{d'}}} = 0\)nên d và d’ vuông góc. Lại có điểm O(0;0;0) thuộc cả hai đường thẳng d và d’ nên đường thẳng d và d’ vuông góc và không chéo nhau.
     
  7. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 7:
    Trong không gian toạ độ Oxyz, cho hai điểm A=(1;2;2), B(-2;1;-1). Xét điểm A’ đối xứng của A qua B. Tìm toạ độ của điểm A’.
    • A. A’=(5;0;4)
    • B. A’=(-5;0;-4)
    • C. A’=(0;-5;4)
    • D. A’=(-5;4;0)
    Điểm A’ đối xứng với A qua B \( \Leftrightarrow \) Điểm B là trung điểm của AA’.

    \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{x_A} + {x_{A'}} = 2{x_B}\\{y_A} + {y_{A'}} = 2{y_B}\\{z_A} + {z_{A'}} = 2{z_B}\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{x_{A'}} = 2{x_B} - {x_A} = - 5\\{y_{A'}} = 2{y_B} - {y_A} = 0\\{z_{A'}} = 2{z_B} - {z_A} = - 4\end{array} \right.\)

    Vậy A’=(-5;0;-4)
     
  8. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 8:
    Trong không gian toạ độ Oxyz, cho mặt phẳng \((P): - 2x + 4y - 6z + 3 = 0.\) Vecto nào dưới đây là một vecto pháp tuyến của (P).
    • A. \(\overrightarrow {{n_1}} = (1; - 2;3)\)
    • B. \(\overrightarrow {{n_2}} = (2;4;6)\)
    • C. \(\overrightarrow {{n_3}} = (2;4; - 6)\)
    • D. \(\overrightarrow {{n_4}} = ( - 2;4;6)\)
    Ta thấy \(\overrightarrow {{n_1}} = (1; - 2;3)\) là một vecto pháp tuyến của (P)

    Các vecto còn lại không cùng phương với vecto \(\overrightarrow {{n_1}} \) nên không là vecto pháp tuyến của (P).
     
  9. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 9:
    Trong không gian toạ độ Oxyz, cho 2 điểm A(3;-2;3), B(1;0;5) và đường thẳng (d) có phương trình \((d):\frac{{x - 1}}{1} = \frac{{y - 2}}{{ - 2}} = \frac{{z - 3}}{2}.\) Tìm toạ độ điểm M trên đường thẳng (d) để \(M{A^2} + M{B^2}\) đạt giá trị nhỏ nhất.
    • A. M(1;2;3)
    • B. M(3;-2;7)
    • C. M(3;0;4)
    • D. M(2;0;5)
    Đoạn thẳng AB có trung điểm I(2;-1;4) ta có:

    \(M{A^2} + M{B^2} = \overrightarrow {M{A^2}} + \overrightarrow {M{B^2}} = {(\overrightarrow {MI} + \overrightarrow {IA} )^2} + {(\overrightarrow {MI} + \overrightarrow {IB} )^2}\)

    \( = M{I^2} + 2\overrightarrow {MI} .\overrightarrow {IA} + I{A^2} + M{I^2} + 2\overrightarrow {MI} .\overrightarrow {IB} + I{B^2}\)

    \( = 2M{I^2} + 2\overrightarrow {MI} (\overrightarrow {IA} + \overrightarrow {IB} ) + \frac{{A{B^2}}}{2} = 2M{I^2} + \frac{{A{B^2}}}{2}.\)

    Từ đó, ta thấy \(M{A^2} + M{B^2}\) đạt giá trị nhỏ nhất khi MI nhỏ nhất, tức là M là hình chiếu vuông góc của I trên (d).

    Cách 1: Chuyển phương trình đường thẳng (d) về dạng tham số:

    \((d):\left\{ \begin{array}{l}x = 1 + t\\y = 2 - 2t\\z = 3 + 2t\end{array} \right.,\,\,t \in \mathbb{R} \Rightarrow (1 + t;2 - 2t;3 + 2t) \Rightarrow \overrightarrow {IM} (t - 1;3 - 2t;2t - 1).\)

    Đường thẳng (d) có 1 vecto chỉ phương là \(\overrightarrow {{a_d}} = (1; - 2;2).\)

    Để M là hình chiếu vuông góc của I trên (d) thì điều kiện là:

    \(\begin{array}{l}\overrightarrow {IM} \bot \overrightarrow {{a_d}} \Leftrightarrow \overrightarrow {IM} .\overrightarrow {{a_d}} = 0 \Leftrightarrow t - 1 - 2(3 - 2t) + 2(2t - 1) = 0 \Leftrightarrow 9t - 9 = 0\\ \Leftrightarrow t = 1 \Rightarrow M(2;0;5).\end{array}\)

    Vậy điểm M(2;0;5) thoả mãn điều kiện đầu bài.

    Cách 2: Có thể dùng phương pháp loại trừ.

    Điểm M ở phương án C không thuộc (d) nên loại

    Trong các phương án đưa ra ở A,B,D có các điểm M đều thuộc (d) và điểm M ở phương án D có \(M{A^2} + M{B^2}\) nhỏ nhất nên loại phương án A, B.
     
  10. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 10:
    Trong không gian với hệ toạ độ Oxyz, cho điểm A(4;2;2) và mặt cầu (S) có phương trình: \((S):{(x - 2)^2} + {(y - 1)^2} + {z^2} = 9.\) Viết phương trình đường thẳng (d) tiếp xúc với (S) tại A và vuông góc với đường thẳng \((\Delta ):\left\{ \begin{array}{l}x = - t\\y = 1\\z = 1 + t\end{array} \right.\,\,(t \in \mathbb{R})\)
    • A. \(\frac{{x - 4}}{2} = \frac{{y - 2}}{1} = \frac{{z - 2}}{2}\)
    • B. \(\frac{{x - 4}}{1} = \frac{{y - 2}}{1} = \frac{{z - 2}}{{ - 4}}\)
    • C. \(\frac{{x - 4}}{1} = \frac{{y - 2}}{4} = \frac{{z - 2}}{1}\)
    • D. \(\frac{{x - 4}}{{ - 1}} = \frac{{y - 2}}{4} = \frac{{z - 2}}{{ - 1}}\)
    Do (d) tiếp xúc với (S) tại A nên vecto chỉ phương của (d) vuông góc với \(\overrightarrow {IA} = (2;1;2),\) lại có vecto chỉ phương của (d) vuông góc với vecto chỉ phương của \((\Delta )\) là \(\overrightarrow v ( - 1;0;1)\) nên ta chọn 1 vecto chỉ phương của (d) là: \(\overrightarrow a = {\rm{[}}\overrightarrow v ;\overrightarrow {IA} {\rm{]}} = ( - 1;4; - 1).\)

    Phương trình đường thẳng (d) là: \(\frac{{x - 4}}{{ - 1}} = \frac{{y - 2}}{4} = \frac{{z - 2}}{{ - 1}}.\)