Trắc Nghiệm Chuyên Đề Phương Pháp Toạ độ Trong Không Gian

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 652:
    Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho điểm M(2;0;1), tìm tọa độ hình chiếu của điểm M lên đường thẳng \(d:\frac{{x - 1}}{1} = \frac{y}{2} = \frac{{z - 2}}{1}\).
    • A. (1;0;2)
    • B. (-1;1;2)
    • C. (0;2;1)
    • D. (1;1;2)
    Gọi H là hình chiếu của M(2;0;1) lên đường thẳng d.

    \(\Rightarrow H\left( {1 + t;2t;2 + t} \right) \Rightarrow \overrightarrow {MH} = \left( {t - 1;2t;t + 1} \right)\)

    \(\overrightarrow {MH} .\overrightarrow {{u_d}} = 0 \Leftrightarrow \left( {t - 1} \right).1 + 2t.2 + \left( {t + 1} \right).1 = 0\)

    \(\Leftrightarrow 6t = 0 \Leftrightarrow t = 0 \Rightarrow H\left( {1;0;2} \right)\). Đáp án A.

    Ngoài ra còn cách giả khác như sau:

    + Viết phương trình mặt phẳng đi qua M và vuông góc với đường thẳng d.

    + Tìm giao điểm của mặt phẳng đó và đường thẳng d ta tìm được H.
     
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 653:
    Cho mặt cầu (S) tâm I(1;1;3) tiếp xúc với mặt phẳng \(\left( P \right):x + 2y + 2z + 9 = 0\). Viết phương trình mặt cầu (S)?
    • A. \(\left( S \right):{x^2} + {y^2} + {z^2} - 2x - 2y - 6z - 36 = 0\)
    • B. \(\left( S \right):{x^2} + {y^2} + {z^2} + 2x + 2y + 6z - 25 = 0\)
    • C. \(\left( S \right):{x^2} + {y^2} + {z^2} - 2x - 2y - 6z - 25 = 0\)
    • D. \(\left( S \right):{x^2} + {y^2} + {z^2} - 2x - 2y - 6z - 18 = 0\)
    Mặt cầu (S) tiếp xúc với mặt phẳng

    \(\left( P \right):x + 2y + 2z + 9 = 0\) thì khoảng cách từ I đến mặt phẳng (P) chính là bán kính R

    \(d\left( {I;\left( P \right)} \right) = R = \frac{{\left| {1 + 1.2 + 2.3 + 9} \right|}}{{\sqrt {{1^2} + {2^2} + {2^2}} }} = 6\)

    \(\Rightarrow \left( S \right):{\left( {x - 1} \right)^2} + {\left( {y - 1} \right)^2} + {\left( {z - 3} \right)^2} = 36\)

    \(\Leftrightarrow \left( S \right):{x^2} + {y^2} + {z^2} - 2x - 2y - 6z - 25 = 0\)
     
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 654:
    Trong không gian với hệ trục tọa độ Oxyz, cho 3 điểm \(A\left( {0;6;0} \right);B\left( {0;0;8} \right)\) và \(C\left( {4;0;8} \right)\). Mệnh đề nào sau đây là mệnh đề đúng?
    • A. BC vuông góc với CA.
    • B. BC vuông góc với mặt phẳng (OAB).
    • C. AB vuông góc với AC.
    • D. Câu A và câu B đều đúng.
    Mệnh đề A: ta thấy

    \(\overrightarrow {BC} = \left( {4;0;0} \right);\overrightarrow {CA} = \left( { - 4;6; - 8} \right)\)

    Nhận thấy \(\overrightarrow {BC} .\overrightarrow {CA} \ne 0\) nên mệnh đề A không đúng, từ đó ta loại được đáp án D.

    Mệnh đề B: Ta thấy nếu BC vuông góc với mp (OAB) thì BC song song hoặc trùng với vtcp của mp(AOB).

    Mà \(\overrightarrow {{n_{OAB}}} = \left[ {\overrightarrow {OA} ,\overrightarrow {OB} } \right] = \left( {48;0;0} \right)\). Nhận thấy BC song song với vtpt của (OAB) nên mệnh đề này đúng vậy ta chọn luôn đáp án B mà không cần xét đến C nữa.
     
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 655:
    Trong không gian cho điểm \(A\left( {2;6;9} \right)\) và mặt phẳng \(\left( P \right):x + 2y + 3z + 9 = 0\). Tính \(d = \frac{2}{3}d\left( {A;\left( P \right)} \right)\)
    • A. \(d = \frac{{25\sqrt {14} }}{7}\)
    • B. \(d = \frac{{50\sqrt {14} }}{{21}}\)
    • C. \(d = \frac{{75\sqrt {14} }}{{14}}\)
    • D. \(d = 50\)
    Công thức tính khoảng cách từ điểm A(2;6;9) đến mặt phẳng (P).

    \(d\left( {A,\left( P \right)} \right) = \frac{{\left| {2 + 2.6 + 3.9 + 9} \right|}}{{\sqrt {{1^2} + {2^2} + {3^2}} }} = \frac{{25\sqrt {14} }}{7}\).

    \(d = \frac{2}{3}d\left( {A;\left( P \right)} \right)\) \(\Rightarrow d = \frac{{50\sqrt {21} }}{{14}}\).

    Đáp án B.
     
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 656:
    Cho \(\overrightarrow a = \left( {0;0;1} \right);\,\overrightarrow b = \left( {1;1;0} \right);\,\overrightarrow c = \left( {1;1;1} \right)\). Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng?
    • A. \(\overrightarrow a .\overrightarrow b = 1\)
    • B. \(\cos \left( {\overrightarrow b ,\overrightarrow c } \right) = \sqrt {2/3}\)
    • C. \(\left| {\overrightarrow b } \right| = \left| {\overrightarrow a } \right|.\left| {\overrightarrow c } \right|\)
    • D. \(\overrightarrow a + \overrightarrow b + \overrightarrow c = \overrightarrow 0\)
    Đáp án A sai vì \(\overrightarrow a .\overrightarrow b = 0.1 + 0.1 + 1.0 = 0\)

    Đáp án B đúng vì:

    \(\cos \left( {\overrightarrow b ,\overrightarrow c } \right) = \frac{{\overrightarrow b .\overrightarrow c }}{{\left| {\overrightarrow b } \right|.\left| {\overrightarrow c } \right|}} = \frac{{1.1 + 1.1 + 0.1}}{{\sqrt {{1^2} + {1^2} + {0^2}} .\sqrt {{1^2} + {1^2} + {1^2}} }} = \sqrt {\frac{2}{3}}\)

    Đáp án C sai vì:

    \(\left| {\overrightarrow b } \right| = \sqrt 2 ;\left| {\overrightarrow c } \right| = \sqrt 3 ;\left| {\overrightarrow a } \right| = 1\). Không thỏa mãn đẳng thức.

    Đáp án D sai vì: \(\overrightarrow a + \overrightarrow b + \overrightarrow c = \left( {2;2;2} \right)\).
     
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  7. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 658:
    Cho mặt phẳng (P) có phương trình \(5x + 6y + 2 = 0\). Tìm vectơ pháp tuyến của (P)?
    • A. \(\overrightarrow n = \left( {5,6,0} \right)\)
    • B. \(\overrightarrow n = \left( { - 6,5,0} \right)\)
    • C. \(\overrightarrow n = \left( {5,6,2} \right)\)
    • D. \(\overrightarrow n = \left( { - 5,6,2} \right)\)
    Ta có cho mặt phẳng

    \(\left( P \right):ax + by + cz + d = 0\) thì vectơ pháp tuyến của (P) là \(\overrightarrow n = \left( {a,b,c} \right)\)

    Áp dụng vào bài toán ta thấy

    \(5x + 6y + 2 = 5x + 6y + 0z + 2 \Rightarrow \overrightarrow n = \left( {5,6,0} \right)\)

    Đáp án A.
     
  8. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 659:
    Cho \(\left[ {\overrightarrow a ;\overrightarrow b } \right]\) là vectơ tích có hướng giữa hai vectơ \(\overrightarrow a\) và vectơ\(\overrightarrow b\). Và các phát biểu sau:

    (I) Vectơ \(\left[ {\overrightarrow a ;\overrightarrow b } \right]\) có vuông góc đồng thời với cả hai vectơ \(\overrightarrow a\) và vectơ\(\overrightarrow b\).

    (II) \(\left| {\left[ {\overrightarrow a ;\overrightarrow b } \right]} \right| = \left| {\overrightarrow a } \right|.\left| {\overrightarrow b } \right|.cos\left( {\overrightarrow a ;\overrightarrow b } \right)\)

    (III) \(\left[ {\overrightarrow a ;\overrightarrow b } \right] = - \left[ {\overrightarrow b ;\overrightarrow a } \right]\)

    Có bao nhiêu phát biểu đúng?
    • A. 1
    • B. 2
    • C. 3
    • D. 4
    (I) (III) là những tính chất đúng của tích của hướng.

    (II) là phát biểu sai. Đúng là: \(\left| {\left[ {\overrightarrow a ;\overrightarrow b } \right]} \right| = \left| {\overrightarrow a } \right|.\left| {\overrightarrow b } \right|.sin\left( {\overrightarrow a ;\overrightarrow b } \right)\)
     
  9. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 660:
    Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho ba vectơ \(\overrightarrow a = ( - 1;1;0)\), \(\overrightarrow b = (1;1;0)\) và \(\overrightarrow c = (1;1;1)\). Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào sai?
    • A. \(\overrightarrow b \bot \overrightarrow c\)
    • B. \(\left| {\overrightarrow c } \right| = \sqrt 3\)
    • C. \(\left| {\overrightarrow a } \right| = \sqrt 2\)
    • D. \(\overrightarrow a \bot \overrightarrow b\)
    Ta có:

    \(\overrightarrow b .\overrightarrow c = 2\) suy ra A là phương án cần tìm.

    Dễ dàng kiểm tra được các phương án còn lại là những khẳng định đúng.
     
  10. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪