Trắc Nghiệm Chuyên Đề Phương Trình, Bất Phương Trình Mũ

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 181:
    Cho hàm số \(y = \frac{1}{{{4^x}}}\). Mệnh đề nào sau đây là mệnh đề sai?
    • A. Hàm số đã cho đồng biến trên khoảng \(\left( { - \infty ; + \infty } \right).\)
    • B. Hàm số đã cho nghịch biến trên khoảng \(\left( { - \infty ; 0} \right).\)
    • C. Hàm số đã cho nghịch biến trên khoảng \(\left( { - \infty ; + \infty } \right).\)
    • D. Hàm số đã cho nghịch biến trên khoảng \(\left( { 0; + \infty } \right).\)
    Vì \(y = \frac{1}{{{4^x}}} = {\left( {\frac{1}{4}} \right)^x}\). Có \(a = \frac{1}{4} < 1\).

    Nên hàm số đã cho nghịch biến trên khoảng \(\left( { - \infty ; + \infty } \right).\)

    Vậy mệnh đề sai là A.
     
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 182:
    Áp suất không khí $P$ (đo bằng milimet thủy ngân, kí hiệu mmHg) tại độ cao $x$ (đo bằng mét) so với mực nước biển được tính theo công thức $P = 760{e^{xl}}$, trong đó $760$ mmHg là áp suất không khí ở mức nước biển, $l$ là hệ số suy giảm. Biết rằng ở độ cao $1000$ mét thì áp suất không khí là $672,71$ mmHg. Hỏi áp suất ở đỉnh Fanxipan cao $3143$ mét là bao nhiêu?
    • A. 22,24 mmHg.
    • B. 519,58 mmHg.
    • C. 517,94 mmHg.
    • D. 530,23 mmHg.
    Ở độ cao 1000 mét áp suất không khí là 672,71 mmHg

    Nên: \(672,71 = 760{e^{1000l}}\)

    \(\Leftrightarrow {e^{1000l}} = \frac{{672,71}}{{760}}\)

    \(\Leftrightarrow l = \frac{1}{{1000}}\ln \frac{{672,71}}{{760}}\)

    Áp suất ở đỉnh Fanxipan \(P = 760{e^{3143l}} = 760{e^{3143.\frac{1}{{1000}}\ln \frac{{672,71}}{{760}}}} \approx 717,94.\)
     
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 183:
    Số lượng của một loài vi khuẩn trong phòng thí nghiệm được tính theo công thức \(S(t) = A{e^{rt}}\), trong đó A là số lượng vi khuẩn ban đầu, S(t) là số lượng vi khuẩn có sau t (phút), r là tỷ lệ tăng trưởng (r>0), t ( tính theo phút) là thời gian tăng trưởng. Biết rằng số lượng vi khuẩn ban đầu có 500 con và sau 5 giờ có 1500 con. Hỏi sao bao lâu, kể từ lúc bắt đầu, số lượng vi khuẩn đạt 121500 con?
    • A. 35 (giờ).
    • B. 45 (giờ). .
    • C. 25 (giờ).
    • D. 15 (giờ).
    Ta có A=1500, 5 giờ = 300 phút.

    Sau 5 giờ, số vi khuẩn là \(S\left( {300} \right) = 500 \cdot {e^{300r}} = 1500 \Rightarrow r = \frac{{\ln 300}}{3}\)

    Gọi to ( phút) là khoảng thời gian, kể từ lúc bắt đầu, số lượng vi khuẩn đạt 121500 con. Ta có \(121500 = 500 \cdot {e^{r{t_0}}}\)

    \(\Rightarrow {t_0} = \frac{{\ln 243}}{r} = \frac{{300\ln 243}}{{\ln 3}} = 1500\)(phút) =25 (giờ).
     
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 184:
    Tìm tập hợp tất cả các giá trị thực của tham số m để phương trình \({4^x} + \left( {1 - 3m} \right){2^x} + 2{m^2} - m = 0\) có nghiệm.
    • A. \(\left( { - \infty ; + \infty } \right).\)
    • B. \(\left( { - \infty ;1} \right) \cup \left( {1; + \infty } \right).\)
    • C. \(\left( {0; + \infty } \right).\)
    • D. \(\left( {\frac{1}{2}; + \infty } \right).\)
    Xét phương trình \({4^x} + \left( {1 - 3m} \right){2^x} + 2{m^2} - m = 0\left( 1 \right)\)

    Đặt \(t = {2^x},\,t > 0.\)

    Phương trình (1) trở thành \({t^2} + \left( {1 - 3m} \right)t + 2{m^2} - m = 0\left( 2 \right)\)

    \(\begin{array}{l} \Delta = {(1 - 3m)^2} - 4(2{m^2} - m)\\ = 1 - 6m + 9{m^2} - 8{m^2} + 4m\\ = {m^2} - 2m + 1 = {(m - 1)^2}. \end{array}\)

    Suy ra phương trình (2) luôn có 2 nghiệm \(x = m;\,x = 2m - 1,\forall m.\)

    Phương trình (1) có nghiệm thực khi và chỉ khi phương trình (2) có nghiệm t>0.

    Từ đó suy ra \(\left[ \begin{array}{l} m > 0\\ 2m - 1 > 0 \end{array} \right. \Rightarrow m \in \left( {0; + \infty } \right).\)
     
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 185:
    Ông A gửi tổng cộng 320 triệu đồng ở hai ngân hàng X và Y theo phương thức lãi kép. Số tiền thứ nhất gửi ở ngân hàng X với lãi suất 2,1% một quý trong thời gian 15 tháng. Số tiền còn lại gửi ở ngân hàng Y với lãi suất 0,73% một tháng trong thời gian 9 tháng. Tổng tiền lãi đạt được ở hai ngân hàng là 27 507 768,13 đồng (chưa làm tròn). Hỏi số tiền Ông A gửi lần lượt ở ngân hàng X và Y là bao nhiêu?
    • A. 140 triệu và 180 triệu.
    • B. 120 triệu và 200 triệu.
    • C. 200 triệu và 120 triệu.
    • D. 180 triệu và 140 triệu.
    Gọi số tiền ông A gửi ở hai ngân hàng X và Y lần lượt là x,y (triệu)

    Theo giả thiết \(x + y = {320.10^6}\) (1)

    Ở ngân hàng X lãi suất 2,1% một quý, tức là 0,7% một tháng

    Tổng số tiền cả vốn lẫn lãi nhận được ở ngân hàng X sau 15 tháng là:

    \(A = x{\left( {1 + 0,007} \right)^{15}} = x{\left( {1,007} \right)^{15}}\)

    Suy ra số lãi sau 15 tháng là \({r_A} = x{\left( {1,007} \right)^{15}} - x = x\left[ {{{\left( {1,007} \right)}^{15}} - 1} \right]\)

    Tổng số tiền cả vốn lẫn lãi nhận được ở ngân hàng Y sau 9 tháng là:

    \(B = y{\left( {1 + 0,0073} \right)^9} = y{\left( {1,0073} \right)^9}\)

    Suy ra số lãi sau 9 tháng là \({r_B} = y{\left( {1,0073} \right)^9} - y = y\left[ {{{\left( {1,0073} \right)}^9} - 1} \right]\)

    Theo giả thiết \(x\left[ {{{\left( {1,007} \right)}^{15}} - 1} \right] + y\left[ {{{\left( {1,0073} \right)}^9} - 1} \right] = 27{\rm{ }}507{\rm{ }}768,13\) (2)

    Từ (1) và (2) suy ra: \(\left\{ \begin{array}{l} x \simeq 140\\ y \simeq 180 \end{array} \right..\)
     
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 186:
    Cho hàm số \(f\left( x \right) = \frac{{{4^x}}}{{{4^x} + 2}}.\) Tính giá trị biểu thức \(A = f\left( {\frac{1}{{100}}} \right) + f\left( {\frac{2}{{100}}} \right) + ... + f\left( {\frac{{100}}{{100}}} \right).\)
    • A. A=50.
    • B. A=49.
    • C. \(A = \frac{{149}}{3}.\)
    • D. \(A = \frac{{301}}{6}.\)
    Ta có:

    \(\begin{array}{l} f\left( x \right) + f\left( {1 - x} \right) = \frac{{{4^x}}}{{{4^x} + 2}} + \frac{{{4^{1 - x}}}}{{{4^{1 - x}} + 2}}\\ = \frac{{{4^x}}}{{{4^x} + 2}} + \frac{{\frac{4}{{{4^x}}}}}{{\frac{4}{{{4^x}}} + 2}} = \frac{{{4^x}}}{{{4^x} + 2}} + \frac{2}{{{4^x} + 2}} = 1. \end{array}\)

    Do đó: \(A = f\left( {\frac{1}{{100}}} \right) + f\left( {\frac{2}{{100}}} \right) + ... + f\left( {\frac{{100}}{{100}}} \right)\)

    \(= f\left( {\frac{1}{{100}}} \right) + f\left( {\frac{{99}}{{100}}} \right) + f\left( {\frac{2}{{100}}} \right) + f\left( {\frac{{98}}{{100}}} \right) + ...\)

    \(+ f\left( {\frac{{49}}{{100}}} \right) + f\left( {\frac{{51}}{{100}}} \right) + f\left( {\frac{{50}}{{100}}} \right) + f\left( {\frac{{100}}{{100}}} \right)\)\(= 49 + f\left( {\frac{1}{2}} \right) + f\left( 1 \right) = \frac{{301}}{6}.\)
     
  7. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 187:
    Tìm tổng các nghiệm của phương trình \({2^{2x + 1}} - {5.2^x} + 2 = 0.\)
    • A. 0.
    • B. \(\frac{5}{2}.\)
    • C. 1.
    • D. 2.
    Đặt \(t = {2^x},t > 0.\) Phương trình trở thành:

    \(2{t^2} - 5t + 2 = 0 \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}} {t = 2}\\ {t = \frac{1}{2}} \end{array} \Rightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}} {{2^x} = 2}\\ {{2^x} = \frac{1}{2}} \end{array}} \right. \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}} {x = 1}\\ {x = - 1} \end{array} \Rightarrow {x_1} + {x_2} = 0} \right.} \right..\)
     
  8. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 188:
    Rút gọn của biểu thức \(P = \frac{{\sqrt {x\sqrt {x\sqrt {x\sqrt x } } } }}{{{x^{\frac{{11}}{{16}}}}}}\left( {x > 0} \right).\)
    • A. \(P = \sqrt[{16}]{x}.\)
    • B. \(P = \sqrt[{8}]{x}.\)
    • C. \(P =x^\frac{7}{16}.\)
    • D. \(P = \sqrt[{4}]{x}.\)
    \(P = \frac{{\sqrt {x\sqrt {x\sqrt {x\sqrt x } } } }}{{{x^{\frac{{11}}{6}}}}} = \frac{{{x^{\frac{1}{2} + \frac{1}{4} + \frac{1}{8} + \frac{1}{{16}}}}}}{{{x^{\frac{{11}}{{16}}}}}} = \frac{{{x^{\frac{{15}}{{16}}}}}}{{{x^{\frac{{11}}{{16}}}}}} = {x^{\frac{4}{{16}}}} = {x^{\frac{1}{4}}} = \sqrt[4]{x}.\)
     
  9. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  10. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 190:
    Tìm tập xác định D của hàm số \(y = {\left( {x - 1} \right)^{\frac{1}{3}}}.\)
    • A. \(D = \left[ {1; + \infty } \right){\rm{.}}\)
    • B. \(D = \left ( {1; + \infty } \right){\rm{.}}\)
    • C. \(D = \left( { - \infty ;1} \right).\)
    • D. \(D = \mathbb{R}.\)
    Vì \(\alpha = \frac{1}{3}\) là số không nguyên nên cơ số \(x - 1 > 0 \Leftrightarrow x > 1\). Vậy tập xác định là \(D = \left( {1, + \infty } \right)\).