Trắc Nghiệm Chuyên Đề Phương Trình, Bất Phương Trình Mũ

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 362:
    Một khách hàng có 100 000 000 đồng gửi ngân hàng kì hạn 3 tháng (1 quý) với lãi suất 0,65%/một tháng theo phương thức lãi kép (tức là người đó không rút lãi trong tất cả các quý định kì). Hỏi sau ít nhất bao nhiêu quý vị khách này mới có số tiền lãi lớn hơn số tiền gốc ban đầu gửi ngân hàng?
    • A. 12 quý
    • B. 24 quý
    • C. 36 quý
    • D. 48 quý
    Giả sử khách hàng có A đồng gửi vào ngân hàng X với lãi suất d = a% một tháng theo phương thức lãi kép. Sau n tháng ta nhận được số tiền cả gốc và lãi là B đồng. Khi đó ta có:

    Sau một tháng số tiền là B1 = A+A.d = A(1+d)

    Sau hai tháng số tiền là B2 = A(1+d)+A(1+d).d = A(1+d)2

    …….

    Sau n tháng số tiền là: B = A(1+ d)n (*)

    Áp dụng công thức (*) ta có: A = 100 000 000, d = 0,65%.3 = 0,0195

    Cần tìm n để A(1+ d)n –A > A\(\Leftrightarrow {(1 + d)^n} > 2 \Leftrightarrow n > {\log _{1 + d}}2\) .

    Vì vậy ta có: \(n > {\log _{1,0195}}2 \ge 36\).

    Vậy sau 36 quý (tức là 9 năm) người đó sẽ có số tiền lãi lớn hơn số tiền gốc ban đầu gửi ngân hàng.
     
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 364:
    Tính đạo hàm của hàm số \(y = {({x^2} + x + 1)^{\sqrt 2 }}\).
    • A. \(y' = {\left( {{x^2} + x + 1} \right)^{\sqrt 2 }}\ln \sqrt 2\)
    • B. \(y' = \sqrt 2 {\left( {{x^2} + x + 1} \right)^{\sqrt 2 - 1}}\)
    • C. \(y' = {\left( {{x^2} + x + 1} \right)^{\sqrt 2 }}\ln \left( {{x^2} + x + 1} \right)\)
    • D. \(y' = \sqrt 2 \left( {2x + 1} \right){\left( {{x^2} + x + 1} \right)^{\sqrt 2 - 1}}\)
    Áp dụng công thức: \({\left( {u'} \right)^\alpha } = \alpha {u^{\alpha - 1}}.\left( u \right)'\)

    \(y' = {\left[ {({x^2} + x + 1)}^{\sqrt 2 } \right]'} = \sqrt 2 \left( {2x + 1} \right){\left( {{x^2} + x + 1} \right)^{\sqrt 2 - 1}}\)
     
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 366:
    Biết rằng ngày 1 tháng 1 năm 2001, dân số Việt Nam là 78.685.800 người và tỉ lệ tăng dân số năm đó là 1,7%. Cho biết sự tăng dân số được ước tính theo công thức \(S = A.{e^{Nr}}\) (trong đó A: là dân số của năm lấy làm mốc tính, S là dân số sau N năm, r là tỉ lệ tăng dân số hằng năm). Cứ tăng dân số với tỉ lệ như vậy thì sau bao nhiêu năm dân số nước ta ở mức 120 triệu người. (Kết quả có thể tính ở mức xấp xỉ).
    • A. 22 năm
    • B. 23 năm
    • C. 24 năm
    • D. 25 năm
    Lần lượt thay các số liệu vào ta được phương trình:

    \(78685800.{e^{N.0,017}} = 120000000 \Leftrightarrow {e^{N.0,017}} = \frac{{120000000}}{{78685800}}\)

    \(\Leftrightarrow N.0,017 = \ln \frac{{120000000}}{{78685800}}\) \(\Leftrightarrow N \approx 24,825\)

    Tức là xấp xỉ 25 năm.
     
  7. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 367:
    Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m để phương trình \({4^x} - {2^{x + 3}} + 3 = m\) có đúng 2 nghiệm \(x \in \left( {1;3} \right)\).
    • A. \(- 13 < m < - 9\)
    • B. \(3 < m < 9\)
    • C. \(- 9 < m < 3\)
    • D. \(- 13 < m < 3\)
    Đặt \({2^x} = t,\,x \in \left( {1;3} \right) \Rightarrow t \in \left( {2;8} \right)\)

    Phương trình đã cho trở thành \({t^2} - 8t + 3 = m\) với \(t \in \left( {2;8} \right)\).

    Khảo sát sự biến thiên của hàm số \(f(t) = {t^2} - 8t + 3\) trên \(\left( {2;8} \right)\).

    \(\begin{array}{l} f'(t) = 2t - 8\\ f'(t) = 0 \Leftrightarrow t = 4 \end{array}\)

    [​IMG]

    Từ bảng biến thiên, ta thấy phương trình có 2 nghiệm khi \(- 13 < m < - 9\).
     
  8. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 368:
    Tìm tập nghiệm S của bất phương trình \({6^{2x + 3}} < {2^{4x - 5}}{.3^{4x - 5}}\).
    • A. \(S = \mathbb{R}\backslash \left\{ 0 \right\}\)
    • B. \(S = \left( { - \infty ;4} \right)\backslash \left\{ 0 \right\}\)
    • C. \(S = \left( {4; + \infty } \right)\)
    • D. \(S = \left( { - \infty ;4} \right)\)
    Ta có:

    \(\begin{array}{l} {6^{2x + 3}} < {2^{4x - 5}}{.3^{4x - 5}}\\ \Leftrightarrow {6^{2x + 3}} < {6^{4x - 5}}\\ \Leftrightarrow 2x + 3 < 4x - 5\\ \Leftrightarrow x > 4 \end{array}\)
     
  9. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 369:
    Tính đạo hàm của hàm số \(y = \frac{{{e^x} + 2}}{{\sin x}}\).
    • A. \(y' = \frac{{{e^x}\left( {\sin x - \cos x} \right) - \cos x}}{{{{\sin }^2}x}}\)
    • B. \(y' = \frac{{{e^x}\left( {\sin x + \cos x} \right) - 2\cos x}}{{{{\sin }^2}x}}\)
    • C. \(y' = \frac{{{e^x}\left( {\sin x - \cos x} \right) - 2\cos x}}{{{{\sin }^2}x}}\)
    • D. \(y' = \frac{{{e^x}\left( {\sin x - \cos x} \right) + 2\cos x}}{{{{\sin }^2}x}}\)
    \(\left ( \frac{e^x+2}{sinx} \right )' = \frac{{\left( {{e^x} + 2} \right).\sin x - \left( {\sin x} \right)'.\left( {{e^x} + 2} \right)}}{{{{\sin }^2}x}}\)

    \(= \frac{{{e^x}\left( {\sin x - \cos x} \right) - 2\cos x}}{{{{\sin }^2}x}}\).
     
  10. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪