Câu 141: Sự khác biệt nhất về trao đổi vật chất và năng lượng trong hệ sinh thái là A. Năng lượng được sử dụng lại còn vật chất thì không. B. Năng lượng được trao đổi theo chu trình còn vật chất theo dòng. C. Vật chất được sử dụng lại còn năng lượng thì không. D. Tổng năng lượng sinh ra luôn lớn hơn tổng sinh khối. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 142: Cho chuỗi thức ăn: cỏ → sâu → nhái → chuột đồng → rắn hổ mang → đại bàng Xét các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định đúng về chuỗi thức ăn trên? (1). Chuỗi thức ăn gồm có 6 mắt xích. (2). Đây là chuỗi thức ăn khởi đầu bằng sinh vật tự dưỡng. (3). Động vật ăn thịt sơ cấp trong chuỗi thức ăn trên là ngóe sọc. (4). Trong chuỗi thức ăn, sâu là động vật ăn sinh vật tự dưỡng. Nếu trong chuỗi thức ăn trên, loài đứng trước là nguồn thức ăn duy nhất của loài đứng liền sau thì việc mất đi sinh vật tự dưỡng (cỏ) sẽ gây ảnh hưởng trầm trọng nhất đến toàn bộ chuỗi thức ăn. A. 3 B. 2 C. 5 D. 4 Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 143: Mối quan hệ nào dưới đây không gây hại gì cho tất cả các loài tham gia? A. Vật chủ - kí sinh B. Hội sinh C. Ức chế - cảm nhiễm D. Con mồi - vật ăn thịt Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 144: Trong một hệ sinh thái, sinh khối của mỗi bậc dinh dưỡng được kí hiệu bằng các chữ cái từ A đến E. Trong đó: A = 500kg, B = 600kg, C = 5000kg, D = 50 kg, E=5kg. Chuỗi thức ăn nào sau đây có thể xảy ra? A. A →B → C → D. B. E → D → C → B. C. E → D → A → C. D. C → A → D → E. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 145: Nghiên cứu biến động tần số các alen (A và a) của một gen ở một quần thể ruồi giấm qua các thế hệ, kết quả được biểu diễn trên đồ thị như sau: Dựa vào kết quả nghiên cứu, một học sinh đã đưa ra các kết luận sau: (1). Di nhập gen xảy ra thường xuyên ở các thế hệ. (2). Quần thể chịu tác động của CLTN. (3). Quần thể chịu tác động của tác nhân gây đột biến theo hướng chuyển a thành A. (4). Ở một số thế hệ, quần thể chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên. (5). Các cá thể trong quần thể giao phối cận huyết. (6). Tính đa dạng di truyền của quần thể giảm dần. Có bao nhiêu kết luận đúng? A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 146: Cho các thông tin sau: (1) Điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể. (2) Giảm bớt tính chất căng thẳng của sự cạnh tranh. (3) Tăng khả năng sử dụng nguồn sống từ môi trường. (4) Tìm nguồn sống mới phù hợp với từng cá thể. Những thông tin nói về ý nghĩa của sự nhập cư hoặc di cư của những cá thể cùng loài từ quần thể này sang quần thể khác là: A. (1), (2), (3). B. (1), (3), (4). C. (1), (2), (4). D. (2), (3), (4). Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 147: Các loài trong quần xã có các vai trò là loài: I. Ưu thế. II. Đặc trưng. III. Đặc biệt. IV. Ngẫu nhiên V. Thứ yếu VI. Chủ chốt A. I, II, III, IV, V B. I, III, IV, V, VI C. I, II, IV, V, VI D. I, II, III, IV, VI Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 148: Khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài, điều nào sau đây đúng? A. Khi mật độ cá thể quá cao và nguồn sống khan hiếm thì sự cạnh tranh cùng loài giảm. B. Cạnh tranh cùng loài giúp duy trì ổn định số lượng cá thể của quần thể cân bằng với sức chứa của môi trường. C. Cạnh tranh cùng loài làm thu hẹp ổ sinh thái của loài. D. Sự gia tăng mức độ cạnh tranh cùng loài sẽ làm tăng tốc độ tăng trưởng của quần thể. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 149: Nguyên nhân dẫn tới sự phân ly ổ sinh thái của các loài trong quần xã là: A. Mỗi loài ăn một loại thức ăn khác nhau. B. Mỗi loài cư trú ở một vị trí khác nhau trong không gian. C. Phân chia thời gian kiếm ăn khác nhau trong ngày. D. Mức độ cạnh tranh khác loài. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 150: Các nhân tố tiến hoá làm phong phú vốn gen của quần thể là A. Di nhập gen, chọn lọc tự nhiên B. Đột biến, biến động di truyền C. Đột biến, di nhập gen D. Đột biến, chọn lọc tự nhiên Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án