Câu 201: Khẳng định nào sau đây đúng khi nói về diễn thế sinh thái? A. Trong những điều kiện nhất định, diễn thế thứ sinh có thể tạo ra một quần xã ổn định. B. Diễn thế nguyên sinh bắt đầu sau khi một quần xã bị phá hủy hoàn toàn bời thiên tai hoặc con người. C. Động lực chủ yếu của quá trình diễn thế là sự thay đổi của môi trường. D. Hoạt động của con người luôn gây hại cho quá trình diễn thế sinh thái của các quần xã tự nhiên. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 202: Hoạt động nào dưới đây của con người không nhằm giúp phát triển bền vững các hệ sinh thái? A. Khai thác và sử dụng hợp lí các dạng tài nguyên có khả năng tái sinh. B. Bảo tồn đa dạng sinh học. C. Khai thác và sử dụng triệt để nguồn tài nguyên khoáng sản. D. Sử dụng biện pháp sinh học trong nông nghiệp. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 203: Khẳng định nào sau đây không đúng? A. Mỗi quần xã thường có một số lượng loài nhất đinh, khác với quần xã khác. B. Các quần xã ở vùng ôn đới do có điều kiện môi trường phức tạp nên độ đa dạng loài cao hơn các quần xã ở vùng nhiệt đới. C. Tính đa dạng về loài của quần xã phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: sự cạnh tranh giữa các loài, mối quan hệ vật ăn thịt – con mồi, sự thay đổi môi trường vô sinh. D. Quần xã càng đa dạng về loài bao nhiêu thì số lượng cá thể của mỗi loài càng ít bấy nhiêu. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 204: Trên một thảo nguyên, các con ngựa vằn mỗi khi di chuyển thường đánh động và làm các con côn trùng bay khỏi tổ. Lúc này các con chim diệc sẽ bắt các con côn trùng bay khỏi tổ làm thức ăn. Việc côn trùng bay khỏi tổ, cũng như việc chim diệc bắt côn trùng không ảnh hưởng gì đến ngựa vằn. Chim mỏ đỏ (một loài chim nhỏ) thường bắt ve bét trên lưng ngựa vằn làm thức ăn. Mối quan hệ giữa các loài đươc tóm tắt ở hình bên. Khi xác định các mối quan hệ (1) , (2) , (3) , (4) , (5) , (6) giữa từng cặp loài sinh vật, có 6 kết luận dưới đây. (1) Quan hệ giữa ve bét và chim mỏ đỏ là mối quan hệ vật dữ - con mồi (2) Quan hệ giữa chim mỏ đỏ và ngựa vằn là mối quan hệ hợp tác. (3) Quan hệ giữa ngựa vằn và côn trùng là mối quan hệ ức chế cảm nhiễm ( hãm sinh). (4) Quan hệ giữa côn trùng và chim diệc là mối quan hệ vật dữ - con mồi. (5) Quan hệ giữa chim diệc và ngựa vằn là mối quan hệ hội sinh. (6) Quan hệ giữa ngựa vằn và ve bét là mối quan hệ ký sinh – vật chủ. Số phát biểu đúng là: A. 4. B. 5. C. 6. D. 3. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 205: Về mặt sinh thái, sự phân bố đồng đều của cá thể cùng loài trong khu vực phân bố có ý nghĩa: A. tăng khả năng khai thác nguồn sống tiềm tàng từ môi trường. B. tăng cường cạnh tranh nhau dẫn tới làm tăng tốc độ tiến hóa của loài. C. hỗ trợ lẫn nhau để chống chọi với điều kiện bất lợi của môi trường. D. giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 206: Trong chu trình nitơ, vi khuẩn nitrat hóa có vai trò A. chuyển hóa NH4+ thành NO3- B. chuyển hóa N2 thành NH4+ C. chuyển hóa NO3- thành NH4+ D. chuyển hóa NO2- thành NO3- Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 208: Hình 4 mô tả sự biến động số lượng cá thể của quần thể thỏ (quần thể con mồi) và quần thể mèo rừng Canađa (quần thể sinh vật ăn thịt). Phân tích hình 4, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Sự biến động số lượng cá thể của quần thể thỏ là biến động không theo chu kì còn của quần thể mèo rừng Canađa là biến động theo chu kì. II. Sự tăng hay giảm số lượng cá thể của quần thể mèo rừng Canađa phụ thuộc vào sự tăng hay giảm số lượng cá thể của quần thể thỏ. III. Sự tăng hay giảm số lượng cá thể của quần thể thỏ luôn tỉ lệ thuận với sự tăng hay giảm số lượng cá thể của quần thể mèo rừng Canađa. IV. Kích thước quần thể thỏ luôn lớn hơn kích thước quần thể mèo rừng Canađa. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 209: Trên một cây cổ thụ có nhiều loài chim cùng sinh sống, có loài ăn hạt, có loài hút mật hoa, có loài ăn sâu bọ. Khi nói về các loài chim này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I.Các loài chim này tiến hóa thích nghi với từng loại thức ăn. II.Các loài chim này có ổ sinh thái về dinh dưỡng trùng nhau hoàn toàn. III.Số lượng cá thể của các loài chim này luôn bằng nhau. IV. Loài chim hút mật tiến hóa theo hướng mỏ nhỏ, nhọn và dài. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 210: Trong một quần xã sinh vật trên cạn, châu chấu và thỏ sử dụng cỏ làm nguồn thức ăn; châu chấu là nguồn thức ăn của gà và chim sâu. Chim sâu, gà và thỏ đều là nguồn thức ăn của trăn. Khi phân tích mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã trên, phát biểu nào sau đây đúng? A. Châu chấu và thỏ có ổ sinh thái dinh dưỡng khác nhau. B. Gà và chim sâu đều là sinh vật tiêu thụ bậc 3. C. Trăn là sinh vật có sinh khối lớn nhất. D. Trăn có thể thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3 hoặc bậc dinh dưỡng cấp 4. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 211: Khi nói về chu trình sinh địa hóa những phát biểu nào sau đây sai? I. Chu trình sinh địa hóa là chu trình trao đổi vật chất trong tự nhiên. II. Cacbon đi vào chu trình dưới dạng CO2 thông qua quá trình quang hợp. III. Thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng NH4+ và NO3- IV. Không có hiện tượng vật chất lắng đọng trong chu trình sinh địa hóa cacbon. A. I và II B. II và IV C. I và III. D. III và IV. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án