Câu 212: Giả sử một chuỗi thức ăn ở một hệ sinh thái vùng biển khơi được mô tả như sau: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về chuỗi thức ăn này? I. Chuỗi thức ăn này có 4 bậc dinh dưỡng. II. Chỉ có động vật phù du và cá trích là sinh vật tiêu thụ. III. Cá ngừ thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3. IV. Mối quan hệ giữa cá ngừ và cá trích là quan hệ giữa sinh vật ăn thịt và con mồi. V. Sự tăng, giảm kích thước của quần thể cá trích có ảnh hưởng đến kích thước của quần thể cá ngừ. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 213: Khi nói về ổ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Ổ sinh thái của một loài là nơi ở của loài đó. II. Ổ sinh thái đặc trưng cho loài. III. Các loài sống trong một sinh cảnh và cùng sử dụng một nguồn thức ăn thì chúng có xu hướng phân li ổ sinh thái. IV. Kích thước thức ăn, loại thức ăn của mỗi loài tạo nên các ổ sinh thái về dinh dưỡng. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 214: Có bao nhiêu hoạt động sau đây có thể dẫn đến hiệu ứng nhà kính? I. Quang hợp ở thực vật. II. Chặt phá rừng. III. Đốt nhiên liệu hóa thạch. IV. Sản xuất công nghiệp. Hiện tượng gây hiệu ứng nhà kính tương đương với các hiện tượng làm tăng hàm lượng CO2 trong không khí . A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 215: Khi nói về giới hạn sinh thái, phát biểu nào sau đây sai? A. Ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật sẽ chết. B. Trong khoảng thuận lợi, sinh vật thực hiện chức năng sống tốt nhất. C. Trong khoảng chống chịu của các nhân tố sinh thái, hoạt động sinh lí của sinh vật bị ức chế. D. Giới hạn sinh thái ở tất cả các loài đều giống nhau. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 216: Trong các biện pháp sau đây, có bao nhiêu biện pháp giúp bổ sung hàm lượng đạm trong đất? I. Trồng xen canh các loài cây họ Đậu. II. Bón phân vi sinh có khả năng cố định nitơ trong không khí. III. Bón phân đạm hóa học. IV. Bón phân hữu cơ. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 217: Trong những hoạt động sau đây của con người, có bao nhiêu hoạt động góp phần vào việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên? I.Sử dụng tiết kiệm nguồn điện. II. Trồng cây gây rừng. III.Xây dựng hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên. IV.Vận động đồng bào dân tộc sống định canh, định cư, không đốt rừng làm nương rẫy. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 218: Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng khi nói về hệ sinh thái? (1) Sinh vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào chu trình sinh dưỡng là sinh vật sản xuất. (2) Sự thất thoát năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái là rất lớn. (3) Trong một hệ sinh thái, vật chất và năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và không được tái sử dụng. (4) Vi khuẩn là nhóm sinh vật phân giải duy nhất, chúng có vai trò phân giải các chất hữu cơ thành vô cơ. A. 1. B. 3. C. 4. D. 2. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 219: Khi nói về mức sinh sản và mức tử vong của quần thể, phát biểu nào sau đây là sai? A. Sự thay đổi về mức sinh sản và mức tử vong là cơ chế chủ yếu điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể. B. Mức sinh sản của một quần thể động vật chỉ phụ thuộc vào số lượng trứng (hay con non ) của mỗi lứa đẻ. C. Mức sinh sản của quần thể thường giảm khi điều kiện sống không thuận lợi như thiếu thức ăn, điều kiện khí hậu thay đổi bất thường. D. Mức tử vong của quần thể phụ thuộc vào trạng thái của quần thể, các điều kiện sống của môi trường và mức độ khai thác của con người. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 220: Hoạt động nào sau đây làm tăng nồng độ CO2 gây nên hiệu ứng nhà kính? A. Tích cực nghiên cứu và sự dụng các nguồn năng lượng sạch như năng lượng gió, thủy triều,… B. Trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi trọc. C. Hoạt động của các vi sinh vật phân giải chất hữu cơ trong đất. D. Tăng cường sử dụng các nguyên liệu hóa thạch trong công nghiệp và trong giao thông vận tải. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 221: Khi nói về sự khác nhau cơ bản giữa mối quan hệ vật chủ - ký sinh và mối quan hệ vật ăn thịt con mồi, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Vật kí sinh thường có số lượng ít hơn vật chủ, còn vật ăn thịt thì thường có sô lượng nhiều hơn con mồi. B. Vật ký sinh thường không giết chết vật chủ, còn vật ăn thịt thì giết chết con mồi. C. Vật ký sinh thường có kích thước lớn hơn vật chủ, còn vật ăn thịt thì luôn có kích thước cơ thể nhỏ hơn con mồi. D. Trong thiên nhiên, mối quan hệ vật ký sinh – vật chủ đóng vai trò kiểm soát và khống chế số lượng cá thể của các loài, còn mối quan hệ vật ăn thịt – con mồi không có vai trò đó. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án