Câu 272: Khi nói về giới hạn sinh thái, điều nào sau đây không đúng? A. Ở cơ thể còn non có giới hạn sinh thái hẹp hơn so với cơ thể trưởng thành. B. Những loài sống ở vùng xích đạo có giới hạn sinh thái về nhiệt độ hẹp hơn so với loài sống ở vùng cực. C. Những loài có giới hạn sinh thái càng hẹp thì có vùng phân bố càng rộng. D. Cơ thể sinh vật sinh trưởng tốt nhất ở khoảng cực của giới hạn. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 273: Ở biển, cá ép luôn tìm đến các loài động vật lớn (cá mập, cá trích...) thậm chí cả tàu thuyền để ép chặt thân vào. Nhờ đó cá dễ dàng di chuyển xa, dễ kiếm ăn và hô hấp. Đây là ví dụ về mối quan hệ? A. Hội sinh. B. Hợp tác. C. Cộng sinh. D. Kí sinh. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 274: Khi nói về sự phân bố cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Phân bố ngẫu nhiên thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. B. Phân bố theo nhóm thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. C. Phân bố theo nhóm là kiểu phân bố phổ biến nhất, giúp các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường. D. Phân bố đồng đều có ý nghĩa làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 275: Khi mô tả về chuỗi thức ăn, có bao nhiêu phát biểu đúng: (1) Các loài trong một chuỗi thức ăn có quan hệ với nhau về dinh dưỡng. (2) Năng lượng qua các bậc dinh dưỡng giảm nhanh. (3) Tất cả chuỗi thức ăn đều bắt đầu bằng sinh vật sản xuất. (4) Chuỗi thức ăn thường không bao gồm quá 6 - 7 loài sinh vật. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 276: Khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao liền kề trong một chuỗi thức ăn, khoảng 90% năng lượng bị mất đi do: (1) Phần lớn năng lượng bức xạ khi vào hệ sinh thái bị phản xạ trở lại môi trường. (2) Một phần năng lượng bị tiêu hao do hoạt động hô hấp của sinh vật. (3) Một phần năng lượng sinh vật không sử dụng được. (4) Một phần năng lượng bị mất qua chất thải. (5) Một phần năng lượng bị mất do các bộ phận bị rơi rụng. (6) Một phần năng lượng bị mất do sinh vật ở mắt xích phía trước không tiêu thụ hết các sinh vật ở mắt xích phía sau. Có bao nhiêu phương án trả lời đúng? A. 6. B. 4. C. 3. D. 5. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 277: Đều ăn một lượng cỏ như nhau nhưng nuôi cá cho sản lượng cao hơn so với nuôi bò. Nguyên nhân là vì: A. Bò làm nhiệm vụ sinh con nên phần lớn dinh dưỡng được dùng để tạo sữa. B. Bò được dùng để kéo cày nên hao phí năng lượng lớn hơn so với cá. C. Bò là động vật nhai lại nên hao phí thức ăn nhiều hơn so với cá. D. Bò là động vật đẳng nhiệt và sống ở trên cạn nên hao phí năng lượng lớn hơn cá. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 278: Để giảm mạnh kích thước quần thể chuột trong thành phố, cách nào trong số các cách sau đây sẽ đem lại hiệu quả cao nhất và kinh tế nhất: A. Dùng hoá chất tẩm vào thức ăn để tiêu diệt tất cả các con chuột ở mọi lứa tuổi. B. Cho chuột ăn thức ăn chứa hoá chất để chúng không sinh sản được. C. Đặt bẫy để tiêu diệt càng nhiều càng tốt các con chuột đang ở độ tuổi sinh sản. D. Hạn chế tối đa nguồn thức ăn, chỗ ở của chúng. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 279: Khi nói về nhân tố sinh thái hữu sinh, xét các kết luận sau đây: (1) Tất cả các nhân tố của môi trường có ảnh hưởng đến sinh vật thì đều được gọi là nhân tố hữu sinh. (2) Chỉ có mối quan hệ giữa sinh vật này với sinh vật khác sống xung quanh thì mới được gọi là nhân tố hữu sinh. (3) Nhân tố hữu sinh bao gồm mối quan hệ giữa sinh vật với sinh vật và thế giới hữu cơ của môi trường. (4) Những nhân tố vật lí, hóa học có liên quan đến sinh vật thì cũng được xếp vào nhân tố hữu sinh. Có bao nhiêu kết luận đúng? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 280: Nhân tố nào sau đây khi tác động đến quần thể côn trùng, sự ảnh hưởng của nó không phụ thuộc vào mật độ quần thể? A. Con người. B. Nhiệt độ. C. Thức ăn (lá cây). D. Nấm kí sinh trên côn trùng. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 281: Cho các hoạt động của con người: (1) Bón phân, tưới nước, diệt cỏ dại đối với các hệ sinh thái nông nghiệp. (2) Khai thác triệt để các nguồn tài nguyên không tái sinh. (3) Loại bỏ các loài tảo độc, cá dữ trong các hệ sinh thái ao hồ nuôi tôm, cá. (4) Xây dựng các hệ sinh thái nhân tạo một cách hợp lí. (5) Bảo vệ các loài thiên địch. (6) Tăng cường sử dụng các chất hoá học để tiêu diệt các loài sâu hại. Có bao nhiêu hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng hệ sinh thái? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án