Trắc Nghiệm Chuyên Đề Sinh Thái Học

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 374:
    Tất cả các câu sau đúng về điều hòa quần thể, ngoại trừ:
    • A. Phương trình tăng trưởng quần thể trong môi trường bị giới hạn phản ánh ảnh hưởng của các nhân tố phụ thuộc mật độ tới sự cân bằng quần thể quanh sức chứa môi trường.
    • B. Nhân tố không phụ thuộc mật độ sẽ ảnh hưởng lớn tới quần thể khi mật độ tăng.
    • C. Mật độ quần thể tăng có thể làm thay đổi sinh lý của cá thể và ức chế sinh sản.
    • D. Quần thể thường biến động số lượng theo chu kì là sự đáp lại của quần thể với nhân tố phụ thuộc mật độ.
    Xem đáp án
     
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 376:
    Cho các tập hợp sinh vật sau:
    (1) Tập hợp cây chè trên đồi.
    (2) Tập hợp cây keo tai tượng trên đồi.
    (3) Tập hợp cá trong rừng ngập mặn.
    (4) Tập hợp cây rong đuôi chồn trong ao.
    (5) Tập hợp cá rô trong đầm.
    (6) Tập hợp hươu sao trong rừng.
    (7) Tập hợp ốc trong ruộng lúa.
    (8) Tập hợp cây củ ấu trong đầm.
    (9) Tập hợp chim cửa sông Hồng.
    (10) Tập hợp tôm sú trong ao.
    Nhóm sinh vật nào được coi là quần thể?
    • A. 1,2,4,6,8,10.
    • B. 1,2,3,5,8,10.
    • C. 2,4,5,7,9,10.
    • D. 1,2,4,5,6,10
    Xem đáp án
     
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 377:
    Trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, sự sống chỉ thể hiện khi:
    • A. Xuất hiện đồng thời các đại phân tử ADN, ARN, prôtêin.
    • B. Xuất hiện các đại phân tử ARN, ADN có khả năng tự nhân đôi.
    • C. Xuất hiện các phân tử prôtêin và các axit nuclêic có khả năng tự nhân đôi.
    • D. Có sự tương tác giữa các đại phân tử trong một tổ chức nhất định là tế bào.
    Xem đáp án
     
  7. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 379:
    Khi thống kê tỉ lệ cá đánh bắt trong các mẻ lưới ở 3 vùng khác nhau, người ta thu được kết quả như sau:
    01.png
    Kết luận được rút ra về hiện trạng khai thác cá ở 3 vùng trên là:
    • A. Vùng A: Khai thác quá mức; vùng B: Chưa khai thác hết tiềm năng; vùng C: Khai thác hợp lý.
    • B. Vùng A: Khai thác quá mức; vùng B: Khai thác hợp lý; vùng C: Chưa khai thác hết tiềm năng.
    • C. Vùng A: Chưa khai thác hết tiềm năng; vùng B: Khai thác hợp lý; vùng C: Khai thác quá mức.
    • D. Vùng A: Chưa khai thác hết tiềm năng; vùng B: Khai thác quá mức; vùng C: Khai thác hợp lý.
    Xem đáp án
     
  8. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 380:
    Ở hệ sinh thái dưới nước, các loài giáp xác ăn thực vật phù du nhưng sinh khối của quần thể giáp xác lại luôn lớn hơn sinh khối của quần thể thực vật phù du. Nhận xét nào sau đây đúng?
    • A. Tháp năng lượng của hệ sinh thái này có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ.
    • B. Tháp sinh khối của hệ sinh thái này có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ.
    • C. Hệ sinh thái này là một hệ sinh thái kém ổn định.
    • D. Tốc độ sinh sản của giáp xác nhanh hơn so với thực vật phù du.
    Xem đáp án
     
  9. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 381:
    Kết luận nào sau đây không đúng về động vật đẳng nhiệt?
    • A. Khi ngủ đông, nhiệt độ cơ thể của gấu vẫn được duy trì ổn định.
    • B. Động vật đẳng nhiệt có cơ chế điều chỉnh nhiệt độ cơ thể.
    • C. Động vật đẳng nhiệt ở vùng lạnh có kích thước cơ thể bé hơn ở vùng nóng.
    • D. Các loài động vật thuộc lớp thú, chim là động vật đẳng nhiệt.
    Xem đáp án
     
  10. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 382:
    Chu trình tuần hoàn cacbon trong sinh quyển có đặc điểm là:
    • A. Một lượng nhỏ cacbon tách ra đi vào vật chất lắng đọng và không hoàn trả lại cho chu trình.
    • B. Nguồn cacbon được sinh vật trực tiếp sử dụng là dầu lửa và than đá trong vỏ Trái Đất.
    • C. Thực vật là nhóm duy nhất trong quần xã có khả năng tạo ra cacbon hữu cơ từ cacbon điôxit (CO2).
    • D. Nguồn dự trữ cacbon lớn nhất là cacbon điôxit (CO2) trong khí quyển.
    Xem đáp án