Câu 383: Xét các nhóm loài thực vật: (1) Thực vật thân thảo có mô dậu phát triển, biểu bì dày. (2) Thực vật thân thảo có mô dậu kém phát triển, biểu bì mỏng. (3) Thực vật thân gỗ có lá dày, mô dậu phát triển, biểu bì dày. (4) Thực vật thân cây bụi có mô dậu phát triển, biểu bì dày. Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, thứ tự xuất hiện của các nhóm loài thực vật này là: A. 1→ 4 → 3 → 2. B. 1 → 2 → 3 → 4. C. 3 → 4 → 2 → 1. D. 1 → 2 → 4 → 3. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 384: Nghiên cứu khả năng lọc nước của một loài động vật thu được kết quả như sau: Kết luận nào sau đây không đúng? A. Ở mật độ 10 con/m3, tốc độ lọc nước là nhanh nhất B. Tốc độ lọc nước của cá thể phụ thuộc vào mật độ. C. Hiệu quả lọc nước tốt nhất ở mật độ 10 con/m3 được gọi là hiệu quả nhóm. D. Mật độ cao hay thấp không ảnh hưởng đến tốc độ lọc nước. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 385: Lưới thức ăn của một quần xã sinh vật trên cạn được mô tả như sau: Các loài cây là thức ăn của sâu đục thân, sâu hại quả, chim ăn hạt, côn trùng cánh cứng ăn vỏ cây và một số loài động vật ăn rễ cây. Chim sâu ăn côn trùng cánh cứng, sâu đục thân và sâu hại quả. Chim sâu và chim ăn hạt đều là thức ăn của chim ăn thịt cỡ lớn. Động vật ăn rễ cây là thức ăn của rắn, thú ăn thịt và chim ăn thịt cỡ lớn. Phân tích lưới thức ăn trên cho thấy: A. Nếu số lượng động vật ăn rễ cây bị giảm mạnh thì sự cạnh tranh giữa chim ăn thịt cỡ lớn và rắn gay gắt hơn so với sự cạnh tranh giữa rắn và thú ăn thịt. B. Các loài sâu đục thân, sâu hại quả, động vật ăn rễ cây và côn trùng cánh cứng có ổ sinh thái trùng nhau hoàn toàn. C. Chuỗi thức ăn dài nhất trong lưới thức ăn này có tối đa 4 mắt xích. D. Chim ăn thịt cỡ lớn có thể là bậc dinh dưỡng cấp 2, cũng có thể là bậc dinh dưỡng cấp 3. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 386: Cho nhóm sinh vật trong một hệ sinh thái: (1) Thực vật nổi. (2) Động vật nổi. (3) Giun. (4) Cỏ. 5) Cá ăn thịt. Các nhóm sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1 của hệ sinh thái trên là: A. (2) và (5). B. (1) và (4). C. (3) và (4). D. (2) và (3). Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 387: Loài giun đẹp Convolvuta roscofiensis sống trong cát vùng ngập thủy triều ven biển. Trong mô của giun dẹp có các tảo lục đơn bào sống. Khi thủy triều hạ xuống, giun đẹp phơi mình trên cát và khi đó tảo lục có khả năng quang hợp. Giun dẹp sống bằng chất tinh bột do tảo lục quang hợp tổng hợp nên. Quan hệ nào trong số các quan hệ sau là quan hệ tảo lục và giun dẹp? A. Vật ăn thịt – con mồi. B. Hợp tác. C. Cộng sinh. D. Ký sinh. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 388: Giới hạn sinh thái là gì? A. Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển theo thời gian. B. Khoảng giá trị xác định của một nhân tố inh thái mà trong khoảng đó sinh vật có khả năng sinh sản tốt nhất. C. Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại nhất thời. D. Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có khả năng sống tốt nhất. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 389: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật? (1) Khi quan hệ cạnh tranh gay gắt thì các cá thể cạnh tranh yếu có thể bị đào thải khỏi quần thể. (2) Quan hệ cạnh tranh xảy ra khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể. (3) Quan hệ canh tranh giúp duy trì số lượng cá thể của quần thể ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể. (4) Quan hệ cạnh tranh làm tăng nhanh kích thước của quần thể. A. 2. B. 4. C. 1. D. 3. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 390: Hình thức phân bổ cá thể đồng đều trong quần thể có ý nghĩa sinh thái gì? A. Các cá thể tận dụng được nhiều nguồn sống từ môi trường. B. Các cá thể hỗ trợ nhau chống chịu với điều kiện bất lợi từ môi trường. C. Các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt giành nguồn sống. D. Giảm sự cạnh trạnh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 391: Quần thể sinh vật tăng trưởng theo tiềm năng sinh học trong điều kiện nào sau đây? A. Nguồn sống trong môi trường không hoàn toàn thuận lợi, gây nên sự xuất cư theo mùa. B. Nguồn sống trong môi trường rất dồi dào, hoàn toàn thỏa mãn nhu cầu của các cá thể. C. Nguồn sống trong môi trường không thuận lợi, hạn chế về khả năng sinh sản của loài. D. Không gian cư trú của quần thể bị giới hạn, gây nên sự biến động số lượng cá thể. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 392: Thành phần cấu trúc của một hệ sinh thái bao gồm: A. Quần thể sinh vật và sinh cảnh. B. Thành phần vô sinh và thành phần hữu sinh. C. Các nhân tố sinh thái vô sinh. D. Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân hủy. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án