Trắc Nghiệm Chuyên Đề Sinh Thái Học

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 393:
    Cho các ví dụ minh họa sau:
    (1) Các con ốc bươu vàng trong một ruộng lúa.
    (2) Các con cá sống trong cùng một ao.
    (3) Tập hợp các cây thông trong một rừng thông ở Đà Lạt.
    (4) Tập hợp các cây cỏ trên một đồng cỏ.
    (5) Tập hợp những con ong cùng sống trong một khu rừng nguyên sinh.
    Có bao nhiêu ví dụ minh họa về quần thể sinh vật?
    • A. 3.
    • B. 5.
    • C. 2.
    • D. 4.
    Xem đáp án
     
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 394:
    Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về mối quan hệ vật ăn thịt – con mồi và mối quan hệ vật chủ - vật kí sinh?
    • A. Sinh vật kí sinh bao giờ cũng giết chết vật chủ.
    • B. Sự biến động số lượng con mồi và số lượng vật ăn thịt không có liên quan đến nhau.
    • C. Sinh vật ăn thịt luôn có số lượng cá thể nhiều hơn con mồi.
    • D. Sinh vật kí sinh có kích thước cơ thể nhỏ hơn vật chủ.
    Xem đáp án
     
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 395:
    Khi kích thước quần thể giảm dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn đến diệt vong là do:
    • A. Nguồn sống của môi trường giảm, không đủ cung cấp cho nhu cầu của các cá thể.
    • B. Sự hỗ trợ giữa các cá thể tăng, quần thể có khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường.
    • C. Khả năng sinh sản của quần thể tăng do cơ hội gặp nhau giữa các cá thể đực với các cá thể cái nhiều hơn.
    • D. Số lượng cá thể quá ít nên thường xảy ra giao phối gần, đe dọa sự tòn tại của quần thể.
    Xem đáp án
     
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 396:
    Trong nuôi trồng thủy sản, người ta thường nuôi ghép các loài cá khác nhau trong ao; ví dụ có thể nuôi kết hợp nhiều loài cá: mè trắng, mè hoa, trắm cỏ, trắn đen, trôi, chép… Nhận định nào dưới đây là đúng nói về ứng dụng trên?
    • A. Mục đích chủ yếu của ứng dụng này tạo sự đa dạng loài trong hệ sinh thái, hình thành nên chuỗi và lưới thức ăn trong ao.
    • B. Ứng dụng này dựa trên hiểu biết về sự phân bố giữa các cá thể trong quần thể với mục đích là tăng sự cạnh tranh giữa các loài sinh vật với nhau.
    • C. Ứng dụng này dựa trên hiểu biết về ổ sinh thái riêng của các loài với mục đích chủ yếu là tận dụng tối đa nguồn thức ăn, giảm cạnh tranh gay gắt giữa các loài sinh vật với nhau.
    • D. Ứng dụng này dựa trên hiểu biết về ổ sinh thái riêng của các loài với mục đích là tăng sự canh tranh giữa các loài sinh vật với nhau.
    Xem đáp án
     
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 397:
    Mật độ cá thể của quần thể được xem là đặc trưng cơ bản nhất của quần thể vì mật độ:
    • A. Thể hiện chiều hướng phát triển của quần xã tương ứng với sự biến đổi của điều kiện môi trường.
    • B. Ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường, tới khả năng sinh sản và tử vong của cá thể trong quần thể.
    • C. Là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá mức độ thích nghi của cá thể sinh vật cũng như quần thể với môi trường.
    • D. Phản ánh khả năng cạnh tranh của quần thể sinh vật này với quần thể thuộc loài khác trong cùng một môi trường sống.
    Xem đáp án
     
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 398:
    Để góp phần vào việc sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, chúng ta cần thực hiện những biện pháp nào sau đây?
    (1) Sử dụng tiết kiệm nguồn nước.
    (2) Giảm đến mức thấp nhất sự cạn kiệt tài nguyên không tái sinh.
    (3) Trồng cây gây rừng và bảo vệ rừng.
    (4) Tăng cường sử dụng các loại phân bón hóa học, thuốc trừ sâu hóa học, … trong nông nghiệp.
    (5) Khai thác và sử dụng tối đa các nguồn tài nguyên khoáng sản đang có.
    • A. (1), (3), (5).
    • B. (2), (3), (4).
    • C. (1), (2), (3).
    • D. (3), (4), (5).
    Xem đáp án
     
  7. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 399:
    Trong một khu vườn trồng cây có múi có các loài sinh vật với các mối quan hệ sau: loài kiến hôi đưa những con rệp cây lên chồi non nên rệp lấy được nhiều nhựa cây và cung cấp đường cho kiến hôi ăn. Loài kiến đỏ đuôi đuổi loài kiến hôi đồng thời nó cũng tiêu diệt sâu và rệp cây. Xét mối quan hệ giữa:
    (1) rệp cây và cây có múi.
    (2) rệp cây và kiến hôi.
    (3) kiến đỏ và kiến hôi.
    (4) kiến đỏ và rệp cây.
    Tên các quan hệ trên theo thứ tự là:
    • A. (1) quan hệ vật chủ - vật kí sinh; (2) hợp tác; (3) cạnh tranh; (4) vật ăn thịt - con mồi.
    • B. (1) quan hệ vật chủ - vật kí sinh; (2) hỗ trợ; (3) cạnh tranh; (4) vật ăn thịt - con mồi.
    • C. (1) quan hệ vật chủ - vật kí sinh; (2) hội sinh; (3) cạnh tranh; (4) vật ăn thịt - con mồi.
    • D. (1) quan hệ vật chủ - vật kí sinh; (2) hội sinh; (3) hỗ trợ; (4) cạnh tranh.
    Xem đáp án
     
  8. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 400:
    Cho các giai đoạn chính trong quá trình diễn thế sinh thái ở một hồ nước nông như sau:
    (1) Hồ nước nông biến đổi thành vùng nước trũng, xuất hiện một số loài và cây bụi.
    (2) Hình thành các cây bụi và cây thân gỗ.
    (3) Các chất lắng đọng tích tụ dần ở đáy làm cho hồ bị nông dần dẫn đến sự thay đổi về thành phần sinh vật theo hướng: sinh vật thủy sinh ít dần, đặc biệt là các loài động vật có kích thước lớn.
    (4) Hồ nước nông có nhiều loài sinh vật thủy sinh sống ở các tầng nước khác nhau: một số loài tảo, thực vật có hoa sống trên mặt nước, rắn, cá, ốc,….
    Hãy sắp xếp theo trật tự của các giai đoạn trong quá trình diễn thế trên?
    • A. (4) → (3) → (2) → (1).
    • B. (3) → (4) → (1) → (2).
    • C. (1) → (2) → (3) → (4).
    • D. (4) → (3) → (1) → (2).
    Xem đáp án
     
  9. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 401:
    Cho các nhận định sau:
    (1) Để duy trì trạng thái ổn định của hệ sinh thái nhân tạo, con người thường bổ sung năng lượng cho chúng.
    (2) Hệ sinh thái nhân tạo là một hệ mở còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ khép kín.
    (3) Hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng sinh học thấp hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.
    (4) Hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.
    (5) Hệ sinh thái nhân tạo có năng suất sinh học cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.
    Có bao nhiêu nhận định đúng khi nói về điểum khác nhau cơ bản của hệ sinh thái nhân tạo so với hệ sinh thái tự nhiên?
    • A. 3.
    • B. 5.
    • C. 4.
    • D. 2.
    Xem đáp án
     
  10. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪