Câu 71: Quan hệ giữa 2 loài A và B trong quần xã được biểu diễn bằng sơ đồ sau: Cho biết dấu (+): loài được lợi, dấu (-): loài bị hại. Sơ đồ trên biểu diễn cho mối quan hệ: A. Ký sinh và ức chế cảm nhiễm. B. Cạnh tranh và vật ăn thịt – con mồi. C. Hợp tác và hội sinh. D. Ký sinh và sinh vật này ăn sinh vật khác. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 72: Các khu sinh học trên cạn được sắp xếp theo vĩ độ tăng dần lần lượt là: A. Đồng rêu hàn đới, rừng mưa nhiệt đới, rừng Taiga, thảo nguyên. B. Thảo nguyên, rừng mưa nhiệt đới, đồng rêu hàn đới, rừng Taiga. C. Rừng mưa nhiệt đới, thảo nguyên, rừng Taiga, đồng rêu hàn đới. D. Rừng Taiga, rừng mưa nhiệt đới, thảo nguyên, đồng rêu hàn đới. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 73: Ý nào dưới đây mô tả về chuỗi thức ăn là không đúng? A. Chuỗi thức ăn thường không bao gồm quá 7 loài sinh vật. B. Năng lượng qua các bậc dinh dưỡng giảm nhanh. C. Các loài trong một chuỗi thức ăn có quan hệ với nhau về dinh dưỡng D. Tất cả chuỗi thức ăn đều bắt đầu bằng sinh vật sản xuất Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 74: Đặc điểm của các loài sinh vật trong rừng mưa nhiệt đới: A. Có ổ sinh thái rộng và mật độ quần thể thấp B. Có ổ sinh thái rộng và mật độ quần thể cao C. Có ổ sinh thái hẹp và mật độ quần thể thấp D. Có ổ sinh thái hẹp và mật độ quần thể cao Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 75: Hệ sinh thái nào sau đây có sức sản xuất thấp nhất: A. Vùng nước khơi đại dương B. Hệ Cửa sông C. Đồng cỏ nhiệt đới D. Rừng lá kim phương Bắc Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 76: Để giảm kích thước của quần thể ốc bươu vàng trong tự nhiên. Xét về mặt lí thuyết, cách nào trong số các cách nêu dưới đây đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất: A. Thu nhặt, tiêu hủy càng nhiều ổ trứng của chúng càng tốt B. Tìm kiếm và tiêu diệt ở tuổi trưởng thành C. Nhân nuôi thiên địch (nếu có) và thả vào tự nhiên nơi có ốc bươu vàng sinh sống D. Hạn chế nguồn thức ăn của chúng Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 77: Trong các mối quan hệ sinh thái sau đây, có bao nhiêu mối quan hệ không gây hại cho các loài tham gia? I. Kiến và cây kiến. II. Giun kí sinh trong cơ thể người và người. III. Hải quỳ và cua. IV. Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá tôm. V. Cây nắp ấm bắt ruồi và ruồi. VI. Cây tầm gửi sống bám trên thân các cây gỗ lớn trong rừng. A. 2 B. 4 C. 3 D. 1 Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 78: Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Kích thước của quần thể sinh vật là khoảng không gian mà các cá thể của quần thể sinh sống. II. Kích thước quần thể là số lượng cá thể phân bố trong khoảng không gian của quần thể. III. Kích thước tối thiểu là khoảng không gian nhỏ nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển. IV. Kích thước của quần thể sinh vật là một đặc trưng có tính ổn định, nó chỉ thay đổi khi quần thể di cư đến môi trường mới. V. Kích thước tối đa là tốc độ tăng trưởng cực đại của quần thể phù hợp với khả năng cung cấp của môi trường. A. 2 B. 3 C. 4 D. 1 Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 79: Khi nói về chuỗi thức ăn, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Chuỗi thức ăn thể hiện mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài. II. Chuỗi thức ăn có thể được bắt đầu bằng sinh vật sản xuất. III. Trong chuỗi thức ăn, chỉ phản ánh mối quan hệ sinh vật ăn sinh vật. IV. Trong một chuỗi thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng chỉ có một loài. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 80: Trong một quần xã sinh vật xét các loài sinh vật: Cây gỗ lớn, cây bụi, cây cỏ, hươu, sâu, thú nhỏ, đại bàng, bọ ngựa và hổ. Đại bàng và hổ ăn thú nhỏ; Bọ ngựa và thú nhỏ ăn sâu ăn lá; Hổ có thể bắt hươu làm thức ăn; Cây gỗ, cây bụi, cây cỏ là thức ăn của hươu, sâu, bọ ngựa. Trong các phát biểu sau đây về quần xã này, có bao nhiêu phát biểu đúng? I. Hươu và sâu là những loài thuộc sinh vật tiêu thụ bậc 1. II. Chuỗi thức ăn dài nhất có 4 mắt xích. III. Quan hệ giữa đại bàng và hổ là quan hệ cộng sinh. IV. Nếu giảm số lượng hổ thì sẽ làm giảm số lượng sâu. V. Nếu bọ ngựa bị tiêu diệt thì số lượng thú nhỏ sẽ tăng lên A. 1 B. 4 C. 3 D. 2 Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án