Trắc Nghiệm Chuyên Đề Sinh Thái Học

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 81:
    Có 4 quần thể của cùng một loài được kí hiệu là A, B, C, D với số lượng cá thể và diện tích môi trường sống tương ứng như sau:
    Quần thểSố lượng cá thểDiện tích môi trường sống (ha)
    A70050
    B64035
    C57867
    D37072
    Sắp xếp các quần thể trên theo mật độ tăng dần từ thấp đến cao là
    • A. \(B \to A \to C \to D.\)
    • B. \(B \to C \to A \to D.\)
    • C. \(D \to C \to A \to B.\)
    • D. \(D \to C \to B \to A.\)
    Xem đáp án
     
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 82:
    Trong khu bảo tồn đất ngập nước có diện tích là 1000 ha. Người ta theo dõi số lượng của quần thể chim cồng cộc, vào cuối năm thứ nhất ghi nhận được mật độ cá thể trong quần thể là 1,25 cá thể/ha. Đến cuối năm thứ hai, đếm được số lượng cá thể là 1375 cá thể. Biết tỉ lệ tử vong của quần thể là 3%/năm. Trong điều kiện không có di - nhập cư, tỉ lệ sinh sản của quần thể là bao nhiêu?
    • A. 12%
    • B. 16%
    • C. 13%
    • D. 10%
    Xem đáp án
     
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 83:
    Khi nói về cạnh tranh cùng loài, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
    I. Khi môi trường đồng nhất và cạnh tranh cùng loài diễn ra khốc liệt thì các cá thể phân bố một cách đồng đều trong khu vực sống của quần thể.
    II. Cạnh tranh cùng loài giúp duy trì ổn định số lượng cá thể của quần thể, cân bằng với sức chứa của môi trường.
    III. Về mặt sinh thái, sự phân bố các cá thể cùng loài một cách đồng đều trong môi trường có ý nghĩa giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
    IV. Trong cùng một quần thể, cạnh tranh diễn ra thường xuyên giữa các cá thể để tranh giành nhau về thức ăn, nơi sinh sản...
    • A. 3
    • B. 2
    • C. 1
    • D. 4
    Xem đáp án
     
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  7. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 87:
    Cho các phát biểu sau: (Trích Chinh phục lý thuyết sinh học 2.0)
    1. Giới hạn sinh thái chính là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái, ở đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.
    2. Khoảng chống chịu là khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.
    3. Ổ sinh thái của một loài cũng giống như nơi ở của chúng, cả hai đều là nơi cư trú của loài đó.
    4. Động vật hằng nhiệt ổn định nhiệt độ cơ thể chủ yếu qua sự thích nghi về hình thái, cấu tạo giải phẫu, hoạt động sính lí của cơ thể và tập tính lẫn tránh nơi có nhiệt độ không phù hợp.
    5. Cây ưa sáng có phiến lá mỏng, ít hoặc không có mô giậu, lá nằm ngang.
    6. Các loài khác nhau thì phản ứng giống nhau với tác động như nhau của một nhân tố sinh thái.
    7. Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với nhiều nhân tố thì có vùng phân bố rộng, những loài có giới hạn sinh thái hẹp đối với nhiều nhân tố thì có vùng phân bố hẹp.
    8. Sự trùng lặp ổ sinh thái của các loài là nguyên nhân gây ra cạnh tranh giữa chúng.
    9. Ở sinh vật biến nhiệt, thân nhiệt biến đổi theo môi trường.
    Số phát biếu đúng:
    • A. 4
    • B. 5
    • C. 7
    • D. 8
    Xem đáp án
     
  8. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 88:
    Hiện tượng nào sau đây không phải là nhịp sinh học?
    • A. Vào mùa đông ở những vùng có băng tuyết, phần lớn cây xanh rụng lá và sống ở trạng thái giả chết
    • B. Nhím ban ngày cuộn mình nằm như bất động, ban đêm sục sạo kiếm mồi và tìm bạn.
    • C. Cây mọc trong môi trường có ánh sáng chỉ chiếu từ một phía thường có thân uốn cong, ngọn cây vươn về phía nguồn sáng
    • D. Khi mùa đông đến, chim én rời bỏ nơi giá lạnh, khan hiếm thức ăn đến những nơi ấm áp, có nhiều thức ăn.
    Xem đáp án
     
  9. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  10. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 90:
    Khi nói về các yếu tố ngẫu nhiên, xét các phát biểu sau đây:
    1. Sự thay đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể do các yếu tố ngẫu nhiên luôn theo một đường xác định.
    2. Các yếu tố ngẫu nhiên có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể.
    3. Quần thể có kích thước càng nhỏ thì các yếu tố ngẫu nhiên càng dễ làm thay đổi tần số alen và các thành phần kiểu gen.
    4. Sự tăng hay giảm tần số alen do các yếu tố ngẫu nhiên gây ra không phụ thuộc vào trạng thái trội hay lặn của alen đó.
    Có bao nhiêu kết luận đúng?
    • A. 3
    • B. 1
    • C. 2
    • D. 4
    Xem đáp án