Trắc Nghiệm Chuyên Đề Số Phức

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 362:
    Cho số phức z, biết \(z - \left( {2 + 3i} \right)\bar z = 1 - 9i\). Tìm phần ảo của số phức z.
    • A. -1
    • B. -2
    • C. 1
    • D. 2
    Đặt \(z = a + bi\,\,\,(a,b \in \mathbb{R}),\) ta có:

    \(\begin{array}{l} z - \left( {2 + 3i} \right)\bar z = 1 - 9i \Leftrightarrow (a + bi) - (2 + 3i)(a - bi) = 1 - 9i\\ \Leftrightarrow a + bi - 2a + 2bi - 3ai - 3b = 1 - 9i\\ \Leftrightarrow - a - 3b - 1 + i(3b - 3a + 9) = 0\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} - a - 3b - 1 = 0\\ (3b - 3a + 9) = 0 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} a = 2\\ b = - 1 \end{array} \right. \end{array}\)

    Vậy phần ảo của số phức là -1.
     
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 363:
    Gọi P là điểm biểu diễn của số phức \(a+bi\) trong mặt phẳng phức.

    Cho các mệnh đề sau :

    (1) Môđun của \(a+bi\) là bình phương độ dài OP.

    (2) Nếu P là biểu diễn của số \(3+4i\) thì OP=7.

    Khẳng định nào sau đây là đúng?
    • A. Chỉ có (1) đúng.
    • B. Chỉ có (2) đúng.
    • C. (1), (2) đều đúng.
    • D. (1), (2) đều sai.
    Sửa lại như sau:

    (1) Môđun của \(a+bi\) là khoảng cách OP

    (2) Nếu P là biểu diễn của số \(3+4i\) thì khoảng cách từ O đến P bằng \(\left| {3 + 4i} \right| = 5.\)
     
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 364:
    Biết \(M\left( {2; - 1} \right),N\left( {3;2} \right)\) lần lượt là hai điểm biểu diễn số phức \({z_1},{z_2}\) trên mặt phẳng phức. Tính môđun của số phức \(\omega = z_1^2 + {z_2}.\)
    • A. \(\left| \omega \right| = \sqrt {10}\)
    • B. \(\left| \omega \right| = \sqrt {68}\)
    • C. \(\left| \omega \right| =2 \sqrt {10}\)
    • D. \(\left| \omega \right| =4 \sqrt {2}\)
    Ta có: \(z_1^2 + {z_2} = {(2 - i)^2} + 3 + 2i = 4 - 4i - 1 + 3 + 2i = 6 - 2i\)

    Vậy: \(\left| \omega \right| = 2\sqrt {10} .\)
     
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 366:
    Tìm số phức z thỏa mãn: \(\left\{ \begin{array}{l} \left| {{z^2} + \overline z } \right| = 2\\ \left| z \right| = 2 \end{array} \right..\)
    • A. \(z = 3;z = 1 \pm \sqrt {3i}\)
    • B. \(z = - 2;z = 1 \pm \sqrt {3i}\)
    • C. \(z = - 1;z = 1 \pm \sqrt {3i}\)
    • D. \(z = - 2;z = 2 \pm \sqrt {3i}\)
    Giả sử \(z = x + yi;\left( {x,y \in \mathbb{R}} \right)\)

    \(\begin{array}{l} \left| z \right| = 2 \Rightarrow \left( {{x^2} + {y^2}} \right) = 4\\ \left| {{z^2} + \overline z } \right| = 2 \Rightarrow \left( {{x^2} - {y^2} + x} \right) + {\left( {2xy - y} \right)^2} = 4\\ \Leftrightarrow {\left( {{x^2} + {y^2}} \right)^2} + \left( {{x^2} + {y^2}} \right) - 6x{y^2} + 2{x^3} = 4\\ \Leftrightarrow {4^2} + 4 - 6x\left( {4 - {x^2}} \right) + 2{x^3} = 4\\ \Leftrightarrow 8{x^3} - 24x + 16 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = 1 \to y = 1 \pm \sqrt 3 \\ x = - 2 \to y = 0 \end{array} \right. \end{array}\)

    Vậy \(z = - 2;z = 1 \pm \sqrt {3i}\)
     
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 367:
    Trên mặt phẳng phức tập hợp điểm biểu diễn số phức z thỏa mãn: \(\left| {z - 1 + i} \right| = 1\). Khẳng định nào sau đây là khẳng định đúng?
    • A. Tập hợp điểm biểu diễn số phức z là đường thẳng: \(x + y = 0\)
    • B. Tập hợp điểm biểu diễn số phức z là đường tròn \({\left( {x - 1} \right)^2} + {\left( {y + 1} \right)^2} = 9\)
    • C. Tập hợp điểm biểu diễn số phức z là đường tròn \({\left( {x - 1} \right)^2} + {\left( {y + 1} \right)^2} = 1\)
    • D. Tập hợp điểm biểu diễn số phức z là đường tròn \({\left( {x - 2} \right)^2} + {\left( {y + 2} \right)^2} = 4\)
    Trên mặt phẳng phức tìm tập hợp điểm biểu diễn số phức z thỏa mãn: \(\left| {z - 1 + i} \right| = 1\)

    Gọi số phức \(z = x + yi\left( {x,y \in {\rm{R}}} \right)\) điểm biểu diễn M(x;y) trên mặt phẳng phức, ta có:

    \(\left| {z - 1 + i} \right| = 1 \Leftrightarrow \left| {x - 1 + \left( {y + 1} \right)i} \right| = 1 \Leftrightarrow {\left( {x - 1} \right)^2} + {\left( {y + 1} \right)^2} = 1\)

    Vậy tập hợp các điểm biểu diễn số phức z là đường tròn tâm I(1;0), bán kính R = 1
     
  7. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 368:
    Cho các số phức z thỏa mãn phần thực thuộc [0;3] và phần ảo thuộc đoạn [-2;4]. Tìm tập hợp các điểm biểu diễn số phức z.
    • A. Phần mặt phẳng giới hạn bởi đường thẳng x=3 và x=0
    • B. Phần mặt phẳng giới hạn bởi đường thẳng x=-2 và y=4
    • C. Miền ngoài của hình chữ nhật có bốn đỉnh là giao điểm của các đường thẳng x=0, x=3, y=-2, y=4 (kể cả biên)
    • D. Miền trong của hình chữ nhật có bốn đỉnh là giao điểm của các đường thẳng x=0, x=3, y=-2, y=4 (kể cả biên)
    Gọi \(z = x + yi,z,y \in \mathbb{R}.\)

    Từ giả thiết ta có \(\left\{ \begin{array}{l} 0 \le x \le 3\\ - 2 \le y \le 4 \end{array} \right.\) nên suy ra tập hợp rất cả các điểm biểu diễn số phức z là miền trong của hình chữ nhật có bốn đỉnh là giao của bốn đường thẳng \(x = 0,x = 3,y = - 2,y - 4.\)
     
  8. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 369:
    Cho số phức z thỏa mãn điều kiện \(z - 2\overline z = 3 + 4i\). Khẳng định nào sau đây là khẳng định sai?
    • A. z có phần thực là -3
    • B. \(\overline z + \frac{4}{3}i\) có môđun \(\frac{{\sqrt {97} }}{3}\)
    • C. z có phần ảo là \(\frac{4}{3}\)
    • D. z có môđun \(\frac{{\sqrt {97} }}{3}\)
    Đặt \(z = x + yi\left( {x,y \in R} \right) \Rightarrow \overline z = x - yi \Rightarrow - 2\overline z = - 2x + 2yi\)

    Khi đó ta có:

    \(x + yi - 2x + 2yi = 3 + 4i \Leftrightarrow - x + 3yi = 3 + 4i \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} - x = 3\\ 3y = 4 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} x = - 3\\ y = \frac{4}{3} \end{array} \right.\)

    Vậy \(z = - 3 + \frac{4}{3}i \Rightarrow \left| z \right| = \sqrt {{{\left( { - 3} \right)}^2} + {{\left( {\frac{4}{3}} \right)}^2}} = \sqrt {\frac{{97}}{9}} = \frac{{\sqrt {97} }}{3}\)
     
  9. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  10. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 371:
    Xác định phần thực, phần ảo của số phức thỏa \(z = \left( {1 - 2i} \right)\left( {4 - 3i} \right) - 2 + 8i.\)
    • A. Số phức z có phần thực: -4, phần ảo: -3.

    • B. Số phức z có phần thực: 4, phần ảo: 3.

    • C. Số phức z có phần thực: -3, phần ảo: -4.

    • D. Số phức z có phần thực: 3, phần ảo: 4.
    \(z = \left( {1 - 2i} \right)\left( {4 - 3i} \right) - 2 + 8i = - 4 - 3i\).

    Phần thực: -4, phần ảo: -3